Thống nhất trình HĐND tỉnh thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Vinh mở rộng, đạt tiêu chí đô thị loại I

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nghệ An thống nhất trình dự thảo Đề án đề nghị công nhận thành phố Vinh mở rộng, đạt tiêu chí đô thị loại I tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa XVIII sắp tới.

Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa XVIII, chiều 19/10, Ban Pháp chế HĐND tỉnh tổ chức họp thẩm tra các dự thảo nghị quyết: Thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Vinh mở rộng, đạt tiêu chí đô thị loại I và Đề án về mức thu phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Dự phiên họp có các đồng chí: Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Cùng dự có đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh.

bna_toàn cạnh. ảnh thanh lê.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Thanh Lê

Mở đầu phiên họp, Ban Pháp chế HĐND tỉnh cho ý kiến dự thảo nghị quyết: Thông qua Đề án đề nghị công nhận thành phố Vinh mở rộng, đạt tiêu chí đô thị loại I.

Theo phương án mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thông qua, sẽ điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số hiện có của 7 phường: Nghi Hòa, Nghi Hải, Nghi Hương, Nghi Tân, Nghi Thu, Nghi Thuỷ, Thu Thủy thuộc thị xã Cửa Lò về thành phố Vinh quản lý. Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số hiện có của 4 xã: Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Thái, Nghi Phong thuộc huyện Nghi Lộc về thành phố Vinh quản lý. Thành lập 4 phường trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số hiện có của 4 xã: Hưng Đông, Hưng Lộc, Nghi Phú và Nghi Đức.

bna_anh hựng. ảnh thanh lê.jpg
Đồng chí Nguyễn Viết Hưng - Giám đốc Sở Nội vụ báo cáo nội dung Đề án đề nghị công nhận thành phố Vinh mở rộng, đạt tiêu chí đô thị loại I. Ảnh: Thanh Lê

Khu vực nội thành trong phạm vi nghiên cứu lập Đề án phân loại đô thị gồm: 16 phường hiện hữu thuộc thành phố Vinh: Bến Thủy, Cửa Nam, Đội Cung, Đông Vĩnh, Hà Huy Tập, Hồng Sơn, Hưng Bình, Hưng Dũng, Hưng Phúc, Lê Lợi, Lê Mao, Quán Bàu, Quang Trung, Trung Đô, Trường Thi, Vinh Tân; 7 phường hiện hữu thuộc thị xã Cửa Lò: Nghi Hòa, Nghi Hải, Nghi Hương, Nghi Tân, Nghi Thu, Nghi Thuỷ, Thu Thủy và 4 đơn vị hành chính cấp xã dự kiến thành phường của thành phố Vinh: Hưng Đông, Hưng Lộc, Nghi Phú, Nghi Đức.

bna_db. ảnh thanh le.jpg
Các đại biểu tham dự phiên họp. Ảnh: Thanh Lê

Khu vực ngoại thành gồm: 5 xã thuộc thành phố Vinh: Hưng Chính, Hưng Hòa, Nghi Ân, Nghi Liên, Nghi Kim và 4 xã thuộc huyện Nghi Lộc: Nghi Xuân, Phúc Thọ, Nghi Thái, Nghi Phong.

Nhằm đảm bảo điều kiện đủ để đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị mở rộng địa giới hành chính thành phố Vinh và thành lập các phường thuộc thành phố Vinh theo quy định, Sở Nội vụ đã tham mưu lập hồ sơ đề nghị công nhận thành phố Vinh mở rộng, đạt tiêu chí đô thị loại I theo tiêu chuẩn quy định.

Qua việc rà soát, phân tích, đánh giá, tổng hợp hiện trạng khu vực nghiên cứu lập đề án, đối chiếu với 5 tiêu chí đô thị loại 1 được quy định tại Nghị quyết số 26/2012 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, hiện trạng về hạ tầng đô thị của thành phố Vinh mở rộng đạt được 83,24/100 điểm.

bna_ adung. ảnh thanh lê.jpg
Đồng chí Trần Việt Dũng - Phó Giám đốc Sở Tài chính báo cáo Đề án về mức thu phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Thanh Lê

Phát biểu kết luận, đồng chí Phạm Thành Chung - Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh đánh giá cao Đề án của Sở Nội vụ chuẩn bị công phu đảm bảo các căn cứ quy định hiện hành.

Thống nhất thông qua đề án này, Ban Pháp chế HĐND tỉnh yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến của các đại biểu bổ sung thêm một số điều khoản căn cứ đảm bảo đầy đủ tính pháp lý cho đề án. Bên cạnh các tiêu chí cần bổ sung phụ lục giải thích rõ, chặt chẽ; chỉnh sửa một số từ ngữ phù hợp để trình kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới.

bna_ anh tạm. ảnh thanh lê.jpg
Đồng chí Kha Văn Tám - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh phát biểu góp ý về mức thu phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Thanh Lê

Tiếp đó, Ban Pháp chế HĐND tỉnh cho ý kiến nội dung Đề án về mức thu phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Theo đó, việc quy định mức thu phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Nghệ An khuyến khích người dân và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, góp phần đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

bna_chi hoa. ảnh thanh lê.jpg
Đồng chí Nguyễn Thị Anh Hoa - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Thanh Lê

Để công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương đồng thời khuyến khích người dân và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công trực tuyến thì việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định mức thu phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Nghệ An là cần thiết và đúng thẩm quyền, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành.

bna_sở ngành. ảnh thanh lê.jpg
Đại diện các sở, ngành, thành phố Vinh tham dự phiên họp. Ảnh: Thanh Lê

Thống nhất trình HĐND tỉnh thông qua Đề án về mức thu phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính thông qua dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị cơ quan soạn thảo Sở Tài chính tiếp thu ý kiến góp ý của các đại biểu, bổ sung hoàn thiện dự thảo nội dung của Đề án để trình kỳ họp sắp tới.

Tin mới