Ngày rằm tháng 7, những điều trông thấy...

(Baonghean) - Ngày rằm tháng 7 âm lịch, tăng ni phật tử gọi là ngày lễ Vu Lan, lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà tổ tiên đã khuất – một tập tục đáng quý đáng trọng của người Việt. Ngày rằm tháng 7 năm nay đúng vào dịp nghỉ cuối tuần nên tại nhiều địa phương, việc chuẩn bị cho ngày lễ này rầm rộ, chu tất. Tuy nhiên, vẫn còn đó những bất cập trong quan niệm cũng như ứng xử văn hóa với ngày lễ này.
 
Tại quê lúa Yên Thành, chợ ngày rằm đông kịt người. Chợ Gám - chợ chiều ở xã Xuân Thành nhưng từ ngày 13 đã náo nhiệt kẻ bán người mua. Đồ mua sắm không thể thiếu cảu bà con là mâm quả, hương hoa thể hiện đạo hiếu với người đã khuất. Hàng hoa quả được bày bán la liệt trong, ngoài đình.

Chợ ngày rằm họp tràn ra cả lòng đường gây cản trở giao thông.

Tuy nhiên, điều đáng nói, mặc cho người xe qua lại tuyến tỉnh lộ 538 đông đúc nhưng bà con ta vẫn thản nhiên họp chợ ngay lòng đường rất lộn xộn, gây cản trở giao thông. Tình trạng này diễn ra trên đoạn đường dài, nhưng không thấy bóng dáng cảnh sát giao thông công an huyện hay lực lượng an ninh xã, xóm tham gia giải quyết.
 
Nghị định 75/2010/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá” đã ban hành nhưng tại nhiều nơi, hành vi “đốt đồ mã tại nơi tổ chức Lễ hội, Di tích lịch sử – văn hoá, nơi công cộng khác” vẫn diễn ra tràn lan. Tại các chợ, đền chùa, ngoài những đồ cúng người âm cổ truyền, bình dân như bỏng ngô, bỏng gạo, muối thì còn có đồ hàng mã đa dạng. Với quan niệm dương sao, âm vậy, để lo cho người đã khuất hàng mã được bày bán rất nhiều, có gia đình mua vàng mã đốt hết cả vài ba trăm, thậm chí tiền triệu. Ngoài tiền vàng, đô la, vật dụng sinh hoạt còn hóa cả xe hơi, và …. ô sin.

Việc bán và sử dụng hàng mã ngày càng bị lạm dụng.

Thu Huyền

Tin mới