Phong tục Đông Nam Á trong trò chơi dân gian ngày xuân

Đập trống, chơi đu ngày xuân là những hoạt động dân gian quen thuộc đối với các tộc người Tạng - Miến, San, một số dân tộc phía tây Myanmar, Thái Lan và cả Việt Nam. 

Là hoạt động quen thuộc của tộc người Tạng - Miến, San và một số dân tộc phía tây Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, mỗi khi xuân về, các làng làm trống mới sẽ đem ra một khu ruộng để tế lễ với vật cúng bao gồm cơm, rượu, thịt, cá... Khi thủ tục hoàn tất xong xuôi, người ta mới đưa trống về và bắt đầu cuộc thi.

Phần mở đầu sẽ có một già làng đánh tiếng trống đầu báo hiệu chuẩn bị. Tiếp theo, mọi người thi nhau lấy dùi nện vào trống. Ai nện thủng trống coi như thắng cuộc. Ở một số nơi, hội đánh trống có thể diễn ra liên tục trong ba ngày.

anh-1-4850-1424143070.jpg

Đánh trống từ lâu đã trở thành một nghi thức quen thuộc trong văn hóa tâm linh của các dân tộc Đông Nam Á. Ảnh: nguoiduatin.

Mọi người nhập cuộc phải ra sức đánh cho thủng trống mới thôi vì họ tin rằng điều này giúp cả làng năm đó luôn gặp điều may mắn. Ngược lại, nếu trống không thủng, cả làng sẽ nhận xui xẻo trong cả năm.

Lễ hội thường kết thúc vào đêm khuya. Người dân ở Đông Nam Á quan niệm rằng những hồi trống, miếng trống thủng vào ngày xuân kích thích phồn thực cho đất đai, giúp mùa màng bội thu.

Bên cạnh hội đập trống, đánh đu đôi cũng là một hình thức vui chơi quen thuộc. Hoạt động này thường là một cặp nam nữ. Cô gái mặc váy rộng và ngắn không quá đầu gối, tự do chọn bạn nam đu chung với mình. Người bạn trai sẽ bế cô gái lên đu trước, rồi mình mới lên sau.

anh-2-8657-1424143070.jpg

Đu lên càng cao, bay càng mạnh thì tiếng reo hò càng phấn khích. Ảnh: thuathienhueonline.

Cứ hết đôi này đến đôi khác lần lượt lên đu, đu lên càng cao tiếng reo hò càng to và dữ dội. Động tác nhún đu là hình ảnh biểu tượng đầy sinh khí, và như thế công việc làm ăn sẽ thuận lợi hơn. Ở một số nơi, sau cuộc đánh đu, các cô gái sẽ trút bỏ áo, váy ra suối tắm và các chàng trai được phép nhòm ngó.

Theo Vnexpress

Tin mới