Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Quỳ Châu

(Baonghean) - Đến với Nghệ An, du khách không chỉ thả mình vào những bãi biển tuyệt đẹp mát dịu vào mùa hè, mà còn được khám phá vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều khu di tích nổi tiếng, trong đó có Bảo tàng Văn hóa các dân tộc tại Quỳ Châu - nơi tái hiện lại cuộc sống của các dân tộc miền Tây Nghệ An mà quý khách không thể bỏ qua mỗi khi đặt chân về vùng đất này.
Khuôn viên bảo tàng.
Khuôn viên bảo tàng.
Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Quỳ Châu được xây dựng năm 1975, hoàn thành vào năm 1976 và đưa vào hoạt động ngày 2/9/1979, toạ lạc trên một diện tích khoảng 2.000m2, Đây là nơi trưng bày các hiện vật, tư liệu lịch sử của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Nghệ An và các tài liệu về sự ra đời, hoạt động của 3 huyện miền núi: Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp (thuộc Phủ Quỳ xưa). 
Bảo tàng hiện có 373 hiện vật, tư liệu lịch sử từ thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong đó có 41 hiện vật khoa học, 10 hiện vật sành, sứ, thuỷ tinh, 43 hiện vật bằng đất, đá, quặng: 83 hiện vật bằng giấy, 46 hiện vật bằng vải, 57 hiện vật bằng đồ mộc; 71 hiện vật bằng kim loại; 6 hiện vật bằng xương, sừng, ngà, da; các hiện vật khác là 16. Tổng số ảnh maket trong bảo tàng là 865 ảnh; có 23 tập phim với hơn 2.000 phim.  Bảo tàng còn là nơi lưu giữ các tài liệu, hiện vật giúp cán bộ, học sinh, sinh viên tham quan, nghiên cứu về lịch sử địa phương và dân tộc học thuộc vùng núi Nghệ An, các mô hình nhà sàn, chữ viết của dân tộc Thái... 
Hàng năm, bảo tàng đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, nghiên cứu và học tập. Hiện nay, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Quỳ Châu đã và đang được cải tạo nâng cấp hoàn chỉnh, bao gồm: Nhà trưng bày, nhà làm việc, khuôn viên, bờ rào, cổng. Nơi đây cũng đang lưu giữ 493 hiện vật, mang bản sắc văn hóa dân tộc và quá trình hình thành phát triển của đồng bào dân tộc trong vùng. 
T.B (Tổng hợp)

Tin mới