Bộ trưởng Tài nguyên: 'Điều gì đe dọa cuộc sống người dân tôi ưu tiên giải quyết'

Xác định phương châm là gần dân, lắng nghe dân, hành động quyết liệt vì dân, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết thước đo đánh giá công việc sẽ là kết quả đạt được.

Nhận nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình khô hạn đang căng thẳng, ô nhiễm môi trường đô thị đang ở mức báo động đỏ, khai thác khoáng sản không theo quy hoạch để lại nhiều hệ lụy, tuy nhiên tân Bộ trưởng Trần Hồng Hà vẫn khẳng định : "Điều gì đe dọa cuộc sống người dân tôi ưu tiên giải quyết ". 

Tân Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.
Tân Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.
Bối cảnh ô nhiễm môi trường đô thị đang ở mức báo động đỏ, khai thác khoáng sản không theo quy hoạch để lại nhiều hệ lụy:
Tôi bắt đầu công việc trong ngành từ một chuyên viên tập sự, từng bước trưởng thành đến hôm nay, nên hiểu rõ thuận lợi và khó khăn do thực tiễn đặt ra với ngành tài nguyên và môi trường. Theo tôi, không đơn giản khi phải làm trọng tài cân bằng giữa sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu vì nhân dân mà làm việc, tôi tin rằng nhân dân sẽ giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ. Tôi luôn tin vào sự sáng tạo của nhân dân.
Tôi biết rằng, nhân dân luôn mong muốn các bộ trưởng gần dân, hiểu dân, tôn trọng dân và có tác phong hành động mạnh mẽ, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; lời nói đi đôi với hành động để giải quyết các vấn đề bức xúc trong thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, các bộ trưởng cũng phải có kiến thức sâu rộng, tầm nhìn dài hạn, khả năng dự báo, hợp tác quốc tế, luôn năng động, đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực mình quản lý.
Thời gian  tới chúng tôi là tiếp tục đổi mới, phát huy thành tựu của ngành; tích cực cùng các cấp chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện nhằm giải quyết tốt, hài hòa 2 vấn đề: quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường cho phát triển bền vững và tăng trưởng nhanh kinh tế - xã hội.
Là Bộ trưởng, điều gì gây ảnh hưởng đến dân, đe dọa đời sống của dân thì đó là vấn đề tôi phải tập trung ưu tiên cao nhất. Vì vậy, một trong ưu tiên hàng đầu của tôi là đẩy mạnh quan hệ tương tác, phối hợp hai chiều giữa Bộ trưởng và người dân.
Về giải quyết tình hình khô hạn ở miền Trung và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đồng chí cho rằng:
Nguyên nhân của hạn hán, ngập mặn là biến đổi khí hậu. Cụ thể là hiện tượng El Nino mạnh, kéo dài kỷ lục từ năm 2014 đến nay dẫn đến lượng mưa toàn lưu vực giảm 45% so với trung bình nhiều năm. Lượng nước sông Mekong tới đồng bằng sông Cửu Long bị suy giảm nhiều trong mùa khô 2016.
Việc khai thác sử dụng khu vực sông Mekong liên quan tới nhiều quốc gia, nhưng chưa có sự trao đổi, chia sẻ và cơ chế rõ ràng. Các nước thượng nguồn đang gia tăng sử dụng nước, trữ nước làm tình trạng hán hán, xâm nhập mặn tại quốc gia hạ nguồn trong đó có Việt Nam gay gắt hơn.
Điều kiện lượng nước nội tại ở phần lãnh thổ Việt Nam chỉ chiếm 37%, tức là 310-315 tỷ m3/năm, còn lại xuất phát từ bên ngoài lãnh thổ. Điều đó cho thấy vấn đề an ninh nguồn nước trở thành quan trọng và cấp bách. Nhiệm vụ đặt ra là phải bảo vệ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước và tăng cường hợp tác chia sẻ nguồn nước xuyên quốc gia.
Với đồng bằng sông Cửu Long cần xác định phát triển kinh tế trong bối cảnh trên để có các tính toán về công trình và phi công trình trên cơ sở khoa học, từ đó mới thích ứng và chủ động trong mọi tình huống. Quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long đã tính đến phương án phân ra khu vực phát triển, tức là quản lý khu vực từ thượng nguồn, hay phương án lựa chọn mô hình nước lợ, ngọt để có cơ cấu cây trồng phù hợp.
Việt Nam đã tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP21), vậy chúng ta cần làm gì để kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế và sử dụng có hiệu quả nguồn lực này trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu?
Có thể nói Hội nghị COP21 tại Paris vừa qua đạt được thỏa thuận lịch sử, thể hiện trách nhiệm nhân loại nhằm cứu trái đất trước các tác động của biến đổi khí hậu.
Để thực hiện các nội dung của Thỏa thuận Paris 2015, chúng ta cần tập trung vào một số giải pháp như xác định rõ những thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam trong giai đoạn mới; nhấn mạnh yêu cầu thay đổi hành vi và lối sống của toàn xã hội nhằm hướng hình thành mô hình sản xuất và thói quen tiêu dùng bền vững, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, đồng thời hình thành cho mỗi thành viên trong xã hội ý thức chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, qua đó giảm dần thiệt hại về người, tài sản.
Nhiều giải pháp khác như luật hóa các thỏa thuận mà Việt Nam đã tham gia, ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp để tăng cường thực hiện hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, đẩy mạnh sự giám sát của nhân dân và tổ chức...
Theo Vne
TIN LIÊN QUAN

Tin mới