Cách sử dụng chùm ngây chữa bệnh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chùm ngây ngày càng được trồng rộng rãi trong các vườn cây gia đình, làm rau ăn do giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, từ lâu, loài cây này cũng đã được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Chùm ngây còn có tên gọi khác là cây thần diệu, cây kỳ quan, cây vạn năng, cây độ sinh, cây cải ngựa, cây dùi trống (do thân quả giống dùi trống), cây dầu bel . Tên khoa học của chùm ngây là Moringa Oleifera Lam (M. Pterygosperum Gaertn) thuộc họ chùm ngây - Moringaceae.

Bộ phận dùng: Rễ (củ) và toàn cây (lá, hoa, quả, hạt, vỏ cây).

Tính vị, tác dụng của chùm ngây: Rễ có tính kích thích, hoạt huyết, thông phủ khí (gây trung tiện), làm dễ tiêu hóa, trợ tim và ích lợi cho hệ tuần hoàn, có tác dụng tốt với hệ thần kinh. Quả, hạt có tác dụng làm giảm đau. Hoa kích thích và kích dục.

Quy kinh: Tâm, tỳ, can, thận.

1.jpg
Bộ phận dùng làm thuốc của chùm ngây bao gồm rễ và toàn cây.

1. Thực dưỡng và chủ trị của chùm ngây

Hầu hết các bộ phận như hoa, lá, quả, hạt, rễ thân của cây chùm ngây đều hữu dụng với con người. Bằng cách canh tác chùm ngây, nhà nông còn có thể cải thiện đất xấu.

- Các bộ phận như quả xanh, lá non, hoa, các nhánh non: Đều nhiều dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng, có thể làm thực phẩm cho người và gia súc, giúp xóa đói giảm nghèo, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên khi làm rau ăn cho người phải được nấu chín (nấu chín tới).

Trong ẩm thực, lá non, thậm chí cả lá già của chùm ngây được sử dụng để nấu canh với thịt, tôm, nấm hoặc nấu suông (mùi vị tương tự như rau ngót). Lá cây kích thích tiêu hóa, là nguồn thức ăn tốt cho bà mẹ mới sinh và trẻ sơ sinh.

Lá chùm ngây phơi khô, tán bột có thể để được rất lâu mà không mất dinh dưỡng, sử dụng cho nhiều món ăn như cháo, bột dinh dưỡng trẻ em, bột bánh, pha nước uống.

- Hoa chùm ngây: Có nhiều mật ngọt và giàu dinh dưỡng, có thể dùng làm rau ăn, hoặc phơi khô nấu nước uống như một loại trà (chế thành trà). Trái non (cho hương vị như măng tây) có thể nấu canh, hầm xương ăn.

- Hạt già: Có thể rang ăn như đậu phộng hoặc cất lấy tinh dầu ăn thay dầu ô lưu (dầu này có màu vàng tươi sáng, hương vị dễ chịu, để được rất lâu). Hạt chùm ngây còn có tác dụng lọc nước (nghiền nát hòa vào nước, để lắng, các chất cặn bẩn sẽ bị loại bỏ hoàn toàn). Rễ non của cây ăn sống hoặc làm gia vị như cải ngựa (thay mù tạp).

- Vỏ cây: Có tính kháng khuẩn, lợi niệu nên được dùng trong điều trị bệnh lậu.

- Vỏ rễ (củ):

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng.

2.jpg
Hoa chùm ngây được sử dụng làm rau ăn.

2. Món ăn từ chùm ngây

- Rau sống: Lá chùm ngây có thể trộn ăn sống như rau xà lách.

- Nấu canh: Lá chùm ngây 100g, thịt bò (hoặc thịt lợn) 50g, nấu canh ăn hoặc lá chùm ngây 100g, nấm hương 50g, nấu canh ăn.

- Nước sinh tố: Lá chùm ngây 20g, cà phê 02 muỗng, sữa vừa đủ. Xay thành sinh tố uống.

3.jpg
Sinh tố chùm ngây.

3. Bài thuốc chứa chùm ngây

Thống kê chưa đầy đủ cho thấy chùm ngây có thể sử dụng để điều trị được nhiều bệnh như thiếu máu, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, còi xương, đái tháo đường, tim mạch, kinh phong, viêm nhiễm, sưng tấy, mỡ máu, đau dạ dày, bệnh can tỳ vị, đau khớp, sài uốn ván, yếu liệt, hoa liễu, ngừa thai...

Đặc biệt, trong chùm ngây có hợp chất zeatin, với năng lực chống lão hóa mạnh mẽ, cao gấp vài ngàn lần so với bất kỳ loại cây nào khác khiến cây này được mệnh danh là "cây phòng ung thư".

Các bài thuốc có chứa chùm ngây:

- Trị cảm sốt, ban sởi, ho suyễn, tiểu nhắt, viêm đường tiết niệu:

Thành phần: Lá chùm ngây 20g, dây mảnh bát 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ nhọ nồi 20g. Sắc uống 01 thang/ngày.

4.jpg
Lá chùm ngây có tác dụng trị cảm sốt.

- Trị u xơ tiền liệt tuyến:

U xơ tiền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Một trong triệu chứng nhận biết là bệnh nhân tiểu khó, tiểu rắt (nhắt), đang tiểu bị ngắt giữa quãng, dòng nước tiểu bị giảm đột ngột. Dùng bài thuốc có chùm ngây dưới đây:

Bài 1 : Rễ chùm ngây khô 30 g, nếu rễ tươi 150g, trinh nữ hoàng cung 20g, dạng tươi 80g, nước 2 lít. Nấu còn 0,5 lít, chia uống 03 lần/ngày.

Bài 2: Vỏ cây chùm ngây 50g, dây sống chua 50g. Sắc, chia uống 03 lần/ngày. Liệu trình 1-2 tháng.

- Trị suy nhược cơ thể, ổn định huyết áp:

Thành phần: Lá chùm ngây tươi 150g, mật ong 2 muỗng, nước sôi để nguội 300ml. Giã (xay) lá chùm ngây , cho nước lọc vào lọc lấy nước pha mật ong, chia 3 lần uống trong ngày.

- Trị tăng cholesterol, axit uric cao, ngăn ngừa sỏi oxalate:

Thành phần: Rễ chùm ngây tươi 100g, nếu dạng khô dùng 30g, nước sạch 1lit. Sắc trong 15 phút chia uống trong ngày.

5.jpg
Rễ chùm ngây tươi được dùng để trị tăng cholesterol.

- Tăng cường sinh lý :

Hoa, quả chùm ngây 100g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

- Ngừa thai (kinh nghiệm của phụ nữ Raglay):

Rễ chùm ngây tươi 150g, nước 2 lít. Nấu còn 01 lít chia uống 02 lần/ngày. 5 ngày là một liệu trình.

Không dùng cho phụ nữ có thai.

- Phụ nữ sau sinh đau dạ con:

Rễ chùm ngây sao vàng 100g, nước 250ml. Sắc còn 100 ml, chia uống trong ngày. Liệu trình 5 ngày.

- Dưỡng da, trị mụn, nám:

Lá chùm ngây tươi 20g, dầu hạt chùm ngây vừa đủ. Rửa sạch, giã nhuyễn lá chùm ngây, trộn dầu đắp 02 lần/ngày, mỗi lần không được quá 10 phút. Trong 1 tuần là có hiệu nghiệm.

6.jpg
Chùm ngây dưỡng da, trị mụn.

Tin mới