Hết ưu đãi lệ phí trước bạ, người Việt giảm mua ô tô lắp ráp trong nước

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Lượng tiêu thụ ô tô lắp ráp trong nước giảm hơn một nửa trong tháng đầu năm 2024 khi chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ theo Nghị định 41/2023/NĐ-CP không còn hiệu lực.

Sức mua chững lại cùng với việc chính sách ưu đãi từ Chính phủ không còn hiệu lực khiến doanh số bán ô tô lắp ráp trong nước ngay trong tháng đầu năm 2024 giảm mạnh.

Cụ thể, số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố cho thấy, trong tháng 1.2024, lượng tiêu thụ ô tô lắp ráp trong nước đạt 9.783 xe, giảm tới 59% so với tháng cuối năm 2023. Đây là tháng có lượng tiêu thụ ô tô lắp ráp trong nước đạt mức thấp nhất trong vòng một năm trở lại đây. Thậm chí, doanh số bán ô tô lắp ráp trong nước chỉ nhỉnh hơn ô tô nhập khẩu nguyên chiếc khoảng hơn 300 xe.

Tháng 1/2024, lượng tiêu thụ ô tô lắp ráp trong nước đạt 9.783 xe, giảm tới 59% so với tháng cuối năm 2023.

Tháng 1/2024, lượng tiêu thụ ô tô lắp ráp trong nước đạt 9.783 xe, giảm tới 59% so với tháng cuối năm 2023.

Sức mua giảm khiến doanh số bán hàng của các hãng xe có danh mục sản phẩm thiên về lắp ráp trong nước như Kia, Mazda, Toyota… đều sụt giảm. Trong đó, doanh số Toyota giảm tới 76%, mẫu xe bán chạy nhất của thương hiệu này trong tháng 1.2024 là Toyota Vios cũng chỉ đạt 653 xe. Doanh số Kia cũng giảm tới 50%, Mazda giảm 55%...

Tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn khiến người dân thắt chặt chi tiêu cùng với việc chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô lắp ráp trong nước theo Nghị định 41/2023/NĐ-CP không còn hiệu lực kể từ ngày 1.1.2024… được cho là những yếu tố khiến người Việt giảm mua sắm ô tô lắp ráp trong nước.

Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô lắp ráp trong nước không còn hiệu lực kể từ ngày 1/1/2024… được cho là những yếu tố khiến người Việt giảm mua sắm ô tô lắp ráp trong nước.

Chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô lắp ráp trong nước không còn hiệu lực kể từ ngày 1/1/2024… được cho là những yếu tố khiến người Việt giảm mua sắm ô tô lắp ráp trong nước.

Trưởng bộ phận bán hàng một đại lý Ford khu vực TP.HCM cho biết: "Việc chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ từ phía nhà nước không còn được áp dụng kể từ tháng 1.2024 đặt trong bối cảnh sức mua giảm đã phần nào ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của mảng ô tô lắp ráp trong nước. Đa phần khách hàng có nhu cầu thực sự đã ký hợp đồng mua xe từ tháng 12 năm ngoái để được hưởng ưu đãi. Chính vì vậy, ngay cả dòng xe bán tải lắp ráp trong nước vốn hút khách như Ford Ranger cũng bán chậm hơn so với giai đoạn cuối năm 2023".

Thực tế, sau khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô lắp ráp trong nước theo Nghị định 41/2023/NĐ-CP không không còn hiệu lực, nhiều nhà sản xuất, đại lý phân phối ô tô vẫn nỗ lực áp dụng các chương trình giảm giá thông qua hình thức hỗ trợ lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, nhiên nhiều mẫu xe không còn được hưởng ưu đãi kép như giai đoạn nửa cuối năm 2023.

Nhiều nhà sản xuất, đại lý phân phối ô tô vẫn nỗ lực áp dụng các chương trình giảm giá thông qua hình thức hỗ trợ lệ phí trước bạ.

Nhiều nhà sản xuất, đại lý phân phối ô tô vẫn nỗ lực áp dụng các chương trình giảm giá thông qua hình thức hỗ trợ lệ phí trước bạ.

Hiện tại, nhiều mẫu mã ô tô lắp ráp trong nước vẫn đang được các đại lý áp dụng ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút với khách hàng. Tuy nhiên, việc không còn được hưởng ưu đãi lệ phí trước bạ từ chính sách khiến ô tô lắp ráp trong nước gặp khó khăn trước áp lực cạnh tranh của các dòng xe nhập khẩu.

Tin mới