Huyện Thanh Chương đề xuất giữ lại nhà văn hóa dôi dư sau sáp nhập làm nơi sinh hoạt cộng đồng

(Baonghean.vn) - Đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cho rằng, đề xuất giữ lại cơ bản nhà văn hóa xóm là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài phải nghiên cứu để đưa về một đầu mối để quản lý và sinh hoạt tập trung.

 Đề xuất giữ lại cơ bản cơ sở vật chất dôi dư

Chiều 20/4, Thường trực HĐND tỉnh tiếp tục chương trình khảo sát công tác quản lý và sử dụng tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, đơn vị sự nghiệp công lập và sáp nhập khối xóm tại huyện Thanh Chương. Đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn khảo sát.
Chiều 20/4, Thường trực HĐND tỉnh tiếp tục chương trình khảo sát công tác quản lý và sử dụng tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, đơn vị sự nghiệp công lập và sáp nhập khối xóm tại huyện Thanh Chương. Đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn khảo sát. Tham gia cuộc làm việc có đồng chí Nguyễn Hải Dương - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Thanh Chương. Ảnh: Mai Hoa

Sau khi tiến hành khảo sát cơ sở vật chất tại xã Đại Đồng được sáp nhập từ 3 xã cũ: Thanh Hưng, Thanh Tường, Thanh Văn; đoàn khảo sát Thường trực HĐND tỉnh có cuộc làm việc với huyện Thanh Chương.

Theo báo cáo của huyện, thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, đơn vị sự nghiệp công lập và sáp nhập khối, xóm, bản, trên địa bàn huyện có 3 xã sáp nhập thành 1 xã; sáp nhập 10 đơn vị sự nghiệp cấp huyện thành 4 đơn vị. Huyện cũng sáp nhập 497 khối, xóm thành 215.

Sau sáp nhập, trên cơ sở các văn bản cấp trên, huyện đã tổ chức kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng tài sản công sáp nhập; thành lập ban chỉ đạo và tổ giúp việc sắp xếp tài sản công theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP tại Quyết định số 5094/QĐ-UBND ngày 26/12/2018.

Đồng chí
Đồng chí Nguyễn Hải Dương - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Thanh Chương nêu một số khó khăn trong vấn đề xử lý cơ sở vật chất dôi dư do sáp nhập. Ảnh: Mai Hoa

Theo đó, có tổng 24 cơ sở nhà và đất của các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc diện xử lý và 493 nhà văn hóa. Huyện đã tiến hành sắp xếp, xử lý nhà, đất theo hướng để lại cơ bản để sử dụng tiếp và chỉ đề xuất điều chuyển mục đích sử dụng 5 cơ sở và thu hồi 5 cơ sở. Phương án này đã gửi Sở Tài chính thẩm định trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.

Bên cạnh chủ động rà soát, đề xuất phương án xử lý, hiện nay vẫn đang còn một số khó khăn, vướng mắc. Như một số cơ sở nhà, đất không còn nhu cầu sử dụng nhưng không phù hợp để điều chuyển, sử dụng vào mục đích khác.

Phó
Phó Chủ tịch UBND huyện - Nguyễn Hữu Hiền kiến nghị tỉnh cần có phương án xử lý cơ sở vật chất các cơ quan  Công an, Viện Kiểm sát, Chi cục Thuế  dôi dư trên địa bàn. Ảnh: Mai Hoa

Nhiều cơ sở nhà, đất ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa việc bán đấu giá rất khó khăn, không thu hút được nhà đầu tư.

Nhiều cơ sở nhà, đất, đặc biệt là các nhà văn hóa xóm đã được xây dựng từ lâu nhưng không có hồ sơ pháp lý về đất đai, đến nay để thực hiện sắp xếp thì đơn vị phải thực hiện trích đo lại diện tích nhưng kinh phí để trích đo còn khó khăn, ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hồ sơ để trình duyệt.

Huyện Thanh Chương nêu thực trạng hiện nay có một số cơ quan như Công an, Viện Kiểm sát, Chi cục Thuế huyện đã chuyển đến địa điểm khác hoặc đang xây dựng để chuẩn bị di dời; hay Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện sau sáp nhập cũng chưa có phương án xử lý đang gây lãng phí về tài nguyên đây, bởi các cơ sở này đều nằm ở vị trí đắc địa.

Ông Phan Đình Hà - Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Thanh Chương đề xuất bổ sung
Ông Phan Đình Hà - Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Thanh Chương cho rằng, sau sáp nhập xóm, diện tích và quy mô dân số tăng ở các xóm nên hiện tại cần duy trì nhà văn hóa cũ để đảm bảo nơi sinh hoạt cho người dân. Ảnh: Mai Hoa
Ông Hoàng Lân - Phó trưởng ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị huyện có phương án xử lý cụ thể đối với các tài sản sau khi UBND tỉnh có quyết định thu hồi. Ảnh: Mai Hoa
Ông Hoàng Lân - Phó trưởng ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh đề nghị huyện có phương án xử lý cụ thể đối với các tài sản sau khi UBND tỉnh có quyết định thu hồi. Ảnh: Mai Hoa

Quan tâm lấy ý kiến người dân

Phát biểu tại cuộc làm việc, đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh ghi nhận sự quan tâm tập trung rà soát, quản lý và xây dựng phương án xử lý các tài sản dôi dư sau sáp nhập; đồng thời ghi nhận những khó khăn, vướng mắc, quan điểm xử lý cơ sở vật chất dôi dư theo tình hình cụ thể của địa phương.

Khẳng định, quan điểm xử lý cơ sở vật chất dôi dư do sáp nhập của tỉnh cơ bản căn cứ trên cơ sở đề xuất hợp lý của các địa phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị huyện Thanh Chương tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện các hồ sơ thủ tục, xây dựng phương án phù hợp để trình tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh tham gia ý kiến tại cuộc thẩm tra. Ảnh: Mai Hoa
Đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị huyện chỉ đạo các xã lấy ý kiến Nhân dân một cách rộng rãi, trên cơ sở đó đưa ra phương án khả thi cao trong việc xử lý nhà văn hóa dôi dư. Ảnh: Mai Hoa

Để có thể làm sớm, tránh lãng phí, phương pháp làm, cơ sở nào đầy đủ hồ sơ thủ tục, đủ điều kiện thì trình trước và làm theo nhiều đợt, tránh việc chờ hoàn thiện tất cả mới trình, vừa chậm tiến độ chung, vừa tăng sự lãng phí.

Đồng chí Nguyễn Nam Đình cho rằng, cơ sở vật chất dôi dư do sáp nhập, sắp xếp ở Thanh Chương chủ yếu là nhà văn hóa, đề nghị huyện chỉ đạo các xã lấy ý kiến Nhân dân một cách rộng rãi, trên cơ sở đó đưa ra phương án khả thi cao.

Đồng tình với đề xuất của huyện để lại cơ bản nhà văn hóa làm nơi sinh hoạt cho các cộng đồng dân cư; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cũng nhấn mạnh: đây chỉ là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài, huyện và các xã cần nghiên cứu để xử lý nhằm đạt mục tiêu của sáp nhập là đưa về một đầu mối để quản lý và sinh hoạt tập trung.

Đoàn khảo sát tại nhà văn hóa khối Tây Hồ cũ, thị trấn Nam Đàn. Ảnh: Mai Hoa
Đoàn công tác đến khảo sát trụ sở UBND xã Thanh Văn cũ. Ảnh: Mai Hoa

Tin mới