Khai thác, kinh doanh nước ngầm Khe Kẹp (Nam Đàn) chưa đúng quy định

(Baonghean.vn) - Như Báo Nghệ An đã đưa tin, ở xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, có nguồn nước nước ngầm Khe Kẹp, từ nhiều năm qua được nhân dân trên địa bàn và cả vùng 5 Nam ưa thích, lấy về sử dụng. Tuy nhiên vấn đề khai thác, kinh doanh nguồn nước này đang có nhiều bất cập.

Núi Sắt, Khánh Sơn, Nam Đàn - nơi có nguồn nước ngầm Khe Kẹp.
Núi Sắt, Khánh Sơn (Nam Đàn) - nơi có nguồn nước ngầm Khe Kẹp.

Theo nhiều người dân, nguồn nước ngầm Khe Kẹp, rất chất lượng và có thể uống trực tiếp. Dĩ nhiên, đây là điều đáng mừng cho xã Khánh Sơn, rộng hơn là huyện Nam Đàn. Vậy nhưng khi nhu cầu sử dụng tăng cao, đang xuất hiện việc khai thác và kinh doanh nước.

Theo tìm hiểu, ở xóm14, hiện có 3 hộ dân (có vườn quanh khu vực có nguồn nước) khai thác, kinh doanh nước. Bên cạnh đó, chính quyền xã Khánh Sơn cũng lắp đặt đường ống; thực hiện đấu thầu cho một hộ dân trúng thầu khai thác, kinh doanh nước.

Ngoài ra có một doanh nghiệp được cấp phép khai thác để lấy nước nguồn sản xuất nước uống tinh khiết.

Đã có hộ dân đầu tư, xây dựng bể chứa nước ngầm ngay dưới chân núi Sắt.
Có hộ dân đầu tư, xây dựng bể chứa nước ngầm ngay dưới chân núi Sắt.

Theo người nhà hộ nhận thầu khai thác, kinh doanh nước, một ngày họ khai thác, kinh doanh nước từ 5h sáng đến 11h đêm. Cứ 3h đồng hồ, lấy được 50 can 20 lít. Giá bán nước, với người trong xã là 1.000 đồng/can 20 lít; với người ngoài địa bàn xã  từ 3.000 – 5.000 nghìn đồng/can 20 lít. Và, một năm họ nộp cho UBND xã Khánh Sơn 120 triệu đồng.

Điểm khai thác, kinh doanh nước ngần Khe Kẹp do xã Khánh Sơn cho nhận thầu.
Giao dịch mua bán nước ngầm Khe Kẹp tại điểm xã Khánh Sơn cho nhận thầu.

Trả lời về việc xã Khánh Sơn thực hiện đấu thầu cho hộ dân khai thác, kinh doanh nước, theo một cán bộ huyện Nam Đàn, vì nhiều người dân trên địa bàn và trong khu vực 5 Nam ưa thích nguồn nước ngầm Khe Kẹp nên xảy ra tình trạng tranh nhau lấy nước, lộn xộn, nhiều khi mất an ninh trật tự. Chính vì vậy, xã Khánh Sơn cho một hộ dân trên địa bàn nhận thầu, lấy kinh phí để thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự (?!).

Người dân Khánh Sơn và vùng 5 Nam rất ưa dùng nước ngầm Khe Kẹp. Thậm chí, có những người ở vùng xa đi ngang qua cũng mua nước về sử dụng.
Người dân Khánh Sơn và vùng 5 Nam rất ưa dùng nước ngầm Khe Kẹp. Thậm chí, có những người ở vùng xa đi ngang qua cũng mua nước về sử dụng.

Tuy nhiên, việc giao khoán, nhận thầu đó chưa đúng với quy định của pháp luật. Cụ thể: Luật Tài nguyên nước quy định, thẩm quyền cấp phép khai thác tài nguyên nước thuộc Bộ TN&MT, hoặc UBND cấp tỉnh.

Một cán bộ Sở TN&MT khi được hỏi cũng trả lời, nếu ở xã Khánh Sơn có sự việc đấu thầu cho người dân khai thác,kinh doanh nước ngầm thì đã làm sai quy định! Khai thác, kinh doanh nhỏ thì chưa gây ra tác hại lớn; nhưng nếu người dân (do xã cho phép) có sự đầu tư (xây dựng đường ống, bể chứa, máy bơm) nếu cấp thẩm quyền kiểm tra, “tuýt còi” thì rất phiền hà…

Như vậy, có thể thấy việc khai thác tài nguyên để tạo ra nguồn ngân sách cho địa phương, tạo việc làm cho một số người dân là việc cần thiết; nhưng cần đảm bảo đúng quy định.

Cần đưa việc khai thác, kinh doanh nguồn nước ngầm Khe Kẹp theo đúng quy định của pháp luật.
Cần đưa việc khai thác, kinh doanh nguồn nước ngầm Khe Kẹp theo đúng quy định của pháp luật.

Nguồn nước ngầm Khe Kẹp dưới chân núi Sắt thực sự được người dân ưa chuộng. Nếu có sự quan tâm, đánh giá trữ lượng, có điều tra chất lượng… và có sự đầu tư, nước ngầm Khe Kẹp hoàn toàn có thể trở thành một thương hiệu, một sản vật của địa phương

Và đây là những điều huyện Nam Đàn cần xem xét.

 Lân - Chung

TIN LIÊN QUAN

Tin mới