Làng bánh cốm Nghi Trung vào mùa

(Baonghean.vn) - Trong cái lạnh hanh hao của mùa Đông, chúng tôi tìm về làng cốm Đông Thuận (Nghi Trung - Nghi Lộc). Mới đến đầu làng đã nghe thơm nức mùi mật mía quyện gừng tươi ấm nồng. Cả làng đang vào mùa làm bánh cốm.  
ch

Mùa làm bánh cốm của bà con làng nghề Đông Thuận (Nghi Trung - Nghi Lộc) bắt đầu từ tháng 8 năm trước đến tháng 3 năm sau. Thời điểm này đang là giữa mùa của làng nghề nên đến bất cứ gia đình nào cũng thấy chộn rộn. Gia đình chị Lê Thị Lý (sinh năm 1963) theo nghề làm cốm đã hơn chục năm nay. Nghề làm cốm không chỉ tạo công ăn việc làm cho các con mà cơ sở sản xuất bánh cốm của chị còn tạo việc làm cho từ 3 - 4 lao động, mỗi lao động có mức lương 150 ngàn đồng/ngày.

Để có được sản phẩm bánh cốm thơm ngon, giòn, quyện hương vị gừng tươi thì người làm nghề phải trải qua khá nhiều khâu chế biến. Trước tiên là nấu mật. Mật ở đây được chọn đặt ,tận Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp mà phải là mật loại 1. Đổ mật cùng lúc với gừng tươi giã nhỏ. Lửa đun vừa tầm không quá to. Tay trái luôn đảo liên tục để mật không bị cháy, đến khi mật có màu cánh vàng cánh dán, mùi thơm của mật cùng mùi gừng tươi bay lên khắp nhà thì mới đạt yêu cầu.
Để có được sản phẩm bánh cốm thơm ngon, giòn, quyện hương vị gừng tươi thì người làm nghề phải trải qua khá nhiều khâu chế biến. Mật loại 1 được chọn đặt tận Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp được trộn cùng lúc với gừng tươi giã nhỏ cho lên bếp. Lửa đun vừa tầm, dùng đũa đảo liên tục đến khi mật có màu cánh vàng cánh dán, mùi thơm của mật cùng mùi gừng tươi bay lên khắp nhà thì mới đạt yêu cầu.
Những hạt cốm trắng tinh nở bông xốp chỉ có giống gạo Khang dân mới đáp ứng được yêu cầu này.
Những hạt cốm trắng tinh nở bông xốp chỉ có giống gạo Khang dân mới đáp ứng được yêu cầu này. Mỗi mẻ bánh cốm cần khoảng 1kg hạt cốm như thế này.
Quan trọng nhất của khâu làm bánh cốm đó là khi trộn cốm và mật đã chín đủ độ lại với nhau. Khâu này đòi hỏi người nấu phải vừa nhanh tay, tay phải khỏe để đảo nhịp nhàng
Quan trọng nhất của khâu làm bánh cốm trộn cốm và mật đã chín đủ độ lại với nhau. Việc này đòi hỏi người nấu phải vừa nhanh tay, nhịp nhàng cho cốm và mật quyện vào nhau cốm không quá khô, cũng không ướt quá.
 Đến phần này

Công đoạn nén cốm để tạo thành những chiếc bánh rất cần bàn tay của người đàn ông. Không chỉ nhanh mà còn phải khỏe để nén chặt cốm không bị vữa ra.

Bà Nguyễn Thị Mười
Bà Nguyễn Thị Mười cho biết: nghề làm cốm vất vả lắm, có khi làm cả ngày, cả đêm mới kịp giao hàng cho khách. Ngày xưa, cốm Đông Thuận chỉ bán ở chợ Nghi Lộc, chợ Cửa Lò, giờ đã lên đến Vinh, rồi sang cả Hà Tĩnh. Những năm gần đây, cốm của làng nghề đi tận các huyện miền núi cao như Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông... Nhờ nghề làm cốm mà bà nuôi được các con ăn học đại học.
Chị Nguyễn Thị Tuyết
Chị Nguyễn Thị Tuyết  - người làm công tại cơ sở của bà  Lê Thị Lý cho biết: Phụ nữ ở nông thôn có được nghề phụ gần nhà là may mắn lắm bởi nghề này có thu nhập ổn định, cuộc sống cũng đỡ vất vả hơn.
 Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bây giờ bánh cốm làng Đông Thuận đã có hai loại: loại tròn và loại chữ nhật. Bao bì mẫu mã cũng cải tiến hơn xưa rất nhiều. Hiện làng nghề đã xây dựng thương hiệu bánh cốm với nhãn mác đầy đủ.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, bây giờ bánh cốm làng Đông Thuận đã có hai loại: loại tròn và loại chữ nhật. Bao bì mẫu mã cũng cải tiến hơn xưa rất nhiều. Hiện làng nghề đã xây dựng thương hiệu bánh cốm với nhãn mác, hạn sử dụng đầy đủ.
 Loại bánh tròn
Giá 1 gói bánh cốm hiện khoảng 7000 đồng. Mức giá khá rẻ cùng vị giòn thơm, dân giã đã đưa vị bánh cốm đặc trưng này đến tận nhiều vùng quê. Với nhiều người, vị bánh cốm đã trở thành những kỷ niệm không thể nào quên của một thời thơ trẻ.
Bánh cốm Đông Thuận đã trở thành thức quà ngon miệng của trẻ em
Bánh cốm Đông Thuận đã trở thành thức quà ngon miệng, được các em nhỏ đặc biệt yêu thích.
Anh Nguyễn Ngọc Định chuyên chở bánh cốm đi nhập cho các cửa hàng ở địa bàn Nghi Lộc, Cửa Lò, TP Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương ... Mỗi ngày
Anh Nguyễn Ngọc Định chuyên chở bánh cốm đi nhập cho các cửa hàng ở địa bàn Nghi Lộc, Cửa Lò, TP Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương... Anh Định cho biết: về làm rể ở Đông Thuận, được mẹ vợ dạy cho nghề làm bánh cốm. Theo nghề hơn 7 năm nay giờ hai vợ chồng anh cũng đã có cơ sở riêng. Tuy chưa giàu có nhưng cuộc sống đã đầy đủ hơn. Sắp tới anh sẽ mở rộng cơ sở sản xuất bánh cốm của hai vợ chồng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng gần xa góp phần giữ gìn làng nghề bánh cốm Đông Thuận.

 Thanh Thủy - Thu Hương

TIN LIÊN QUAN

Tin mới