Nghệ An còn thiếu 7.000 giáo viên ở các bậc học

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Theo đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, chỉ tiêu số giáo viên ở tất cả các bậc học (nhất là mầm non và tiểu học) đều thấp hơn so với quy định, và tỉnh hiện thiếu 7.000 người.

Sáng 11/10, đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh về việc thực hiện quản lý Nhà nước về công tác tổ chức bộ máy và biên chế, hợp đồng lao động tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có cuộc làm việc tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

Dự cuộc làm việc có đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. Ảnh: Thanh Lê

Dự cuộc làm việc có đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh. Ảnh: Thanh Lê

Nhiều khó khăn, vướng mắc

Thực hiện chủ trương hợp nhất sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập để thu gọn đầu mối, giai đoạn 2020-2022, toàn ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Nghệ An đã giảm 51 đơn vị sự nghiệp công lập (14 trường mầm non, 28 trường tiểu học, 7 trường THCS, 1 ban quản lý dự án, và 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp tỉnh); giảm 47 điểm trường mầm non, 87 điểm trường tiểu học và 2 điểm THCS.

Đồng chí Phạm Thành Chung - Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát trao đổi mục đích của chương trình giám sát. Ảnh: Thanh Lê

Đồng chí Phạm Thành Chung - Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát trao đổi mục đích của chương trình giám sát. Ảnh: Thanh Lê

Đã giảm 582 tổ chuyên môn và 1.291 tổ văn phòng (riêng các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo giảm 174/467 tổ chuyên môn, 71/76 tổ văn phòng; Giảm 174 tổ trưởng và 73 tổ phó chuyên môn; giảm 71 tổ trưởng và 54 tổ phó văn phòng). Đối với cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2015 đến nay đã giảm 8 biên chế (đạt 10%), bảo đảm tỷ lệ thực hiện tinh giản biên chế.

Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo, tổ chức bộ máy, biên chế các đơn vị đã thực hiện đúng quy định của cấp có thẩm quyền, số đơn vị sự nghiệp và số biên chế bước đầu được tinh gọn. Thực hiện nghiêm việc chấn chỉnh tình trạng hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đào Công Lợi phản ánh những khó khăn, bất cập của ngành trong thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Ảnh: Thanh Lê

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đào Công Lợi phản ánh những khó khăn, bất cập của ngành trong thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Ảnh: Thanh Lê

Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đào Công Lợi, việc thực hiện tinh giản biên chế đối với ngành Giáo dục gặp nhiều khó khăn, bất cập. Để đảm bảo chỉ tiêu tinh giản biên chế, ngành Giáo dục thực hiện giảm mạnh bộ phận nhân viên phục vụ và cán bộ quản lý.

Trong khi đó, nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo được giao ngày càng nhiều, nặng nề; địa bàn tỉnh rộng, quy mô trường, lớp lớn (hơn 1.600 đơn vị trường học) và có nhiều cơ sở giáo dục ở vùng sâu, vùng xa nên việc thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, kiểm định, tập huấn chuyên môn, chuyên đề… của Sở gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Các thành viên đoàn giám sát tham dự cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Lê

Các thành viên đoàn giám sát tham dự cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Lê

Liên quan đến vấn đề này, đồng chí Nguyễn Hồng Hoa - Trưởng phòng Tiểu học Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết thêm: Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, theo đó một số môn học mới được đưa vào chương trình bắt buộc và tự chọn (Tiểu học có Tin học và Ngoại ngữ; trung học cơ sở, trung học phổ thông có Khoa học tự nhiên, Âm nhạc, Mỹ thuật) nếu biên chế không được giao tăng gây khó khăn trong dạy những môn mới này. Nhiều huyện miền núi hiện nay không tuyển được giáo viên dạy môn Tin học và Ngoại ngữ.

Chỉ tiêu số người làm việc giáo viên ở tất cả các bậc học ở Nghệ An (nhất là mầm non và tiểu học) đều thấp hơn so với quy định (thiếu 7.000 người). Ảnh: Thanh Lê

Chỉ tiêu số người làm việc giáo viên ở tất cả các bậc học ở Nghệ An (nhất là mầm non và tiểu học) đều thấp hơn so với quy định (thiếu 7.000 người). Ảnh: Thanh Lê

Trong 5 năm qua, học sinh tiểu học tăng hơn 73.000 học sinh, tăng 930 lớp, nếu theo định mức 1,3 giáo viên/lớp thì cần khoảng 1.200 giáo viên, trong khi biên chế giáo viên không được tăng, thậm chí còn giảm. Chỉ tiêu số giáo viên ở tất cả các bậc học (nhất là mầm non và tiểu học) đều thấp hơn so với quy định (thiếu 7000 người)” - đồng chí Nguyễn Hồng Hoa cho biết thêm.

Sở Giáo dục và Đào tạo cũng phản ánh, việc sáp nhập trường không nên máy móc gắn với việc sáp nhập xã, bởi trong thực tế quy mô, diện tích, dân số, số học sinh trong độ tuổi đến trường của các xã không tương đương nhau. Có xã gấp nhiều lần số học sinh so với xã khác.

Bố trí đủ số lượng người làm việc

Làm việc với đoàn giám sát, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị việc sắp xếp tổ chức, bộ máy: Thực hiện sắp xếp, tinh gọn, nhưng phải phù hợp với đặc thù chuyên môn ngành học, cấp học, đáp ứng nhu cầu người học. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định khung về số tổ bộ môn, số tổ phó tại các trường mầm non và phổ thông.

Sở cũng đề xuất bố trí đủ số người làm việc (biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước) cho ngành Giáo dục Nghệ An để thực hiện nhiệm vụ là 7.000 người (mầm non là 3.172; tiểu học là 2.667; trung học cơ sở là 1.012; trung học phổ thông là 149).

Đề nghị sớm ban hành chính sách hỗ trợ học phí đối với học sinh và chính sách hỗ trợ đối với nhà giáo, người lao động các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Lê

Đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thanh Lê

Phát biểu tại cuộc làm việc, đồng chí Nguyễn Nam Đình - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chia sẻ khó khăn của ngành Giáo dục tỉnh nhà. Đồng chí đề nghị để giảm tải áp lực khó khăn, thời gian tới, ngành cần tham mưu cho tỉnh và các địa phương kêu gọi hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống trường công lập để giảm tải cho ngân sách Nhà nước. Đi cùng với đó là làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh không có sự phân biệt giữa học trường công lập và tư thục.

Sở cần tiếp tục thực hiện tinh giản đầu mối và giảm khâu trung gian, giảm các tổ chức bên trong. "Việc thực hiện tinh giản biên chế để giảm đầu mối, nhưng phải đảm bảo được mục tiêu cao nhất là duy trì đảm bảo việc dạy và học. Do đó, ngành cần hết sức linh hoạt trong việc sáp nhập các trường học" - đồng chí Nguyễn Nam Đình nhấn mạnh.

Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến trao đổi của đoàn giám sát. Ảnh: Thanh Lê

Đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến trao đổi của đoàn giám sát. Ảnh: Thanh Lê

Cùng với việc tinh giản đầu mối, ngành cần khuyến khích thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đồng thời, phối hợp với các cấp, ngành, quan tâm chính sách cho đội ngũ giáo viên./.

Tin mới