Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 11/2

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - UBND tỉnh phê duyệt dự án hơn 4.500 tỷ đồng dành cho thành phố Vinh; Đi tìm nguyên nhân các nhà ở xã hội chậm tiến độ; nhiều cửa hàng xăng dầu đóng cửa gây khó khăn cho đời sống, sinh hoạt; nhiều địa phương mở hội Xuân… Đây là là một số nội dung đáng chú ý trong ngày 11/2.

* Tại Quyết định số 283/QĐ-UBND, UBND tỉnh phê duyệt dự án “Hạ tầng ưu tiên và phát triển đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”. Tổng kinh phí đầu tư thực hiện dự án là 4.502 tỷ đồng.

Dự án này do UBND thành phố Vinh làm chủ đầu tư với 4 hợp phần: Đầu tư tích hợp thoát nước, vệ sinh môi trường và kết nối; Mở rộng dung tích chứa để giảm lụt ngập đô thị; Nâng cấp và cải tạo sông Vinh; Phát triển hệ thống và năng lực để cải thiện đô thị thích ứng.

Tổng diện tích sử dụng đất của dự án khoảng 208 ha. Đây là loại dự án hạ tầng kỹ thuật nhóm A; công trình chính thuộc cấp 1; thời hạn sử dụng theo thiết kế là 50 năm đối với công trình xây dựng kết cấu bê tông cốt thép.

Về nguồn vốn đầu tư, gồm vốn vay Ngân hàng Thế giới là 129,6 triệu USD (tương đương 3.000 tỷ đồng); vốn đối ứng: 1.502 tỷ đồng (tương đương 64,9 triệu USD).

Hiện trạng một đoạn sông Vinh. Ảnh: Nhật Lân

Hiện trạng một đoạn sông Vinh. Ảnh: Nhật Lân

* Nhà ở xã hội cho công nhân là một trong những chính sách an sinh xã hội, góp phần giữ chân lao động ở lại địa phương, ổn định cuộc sống. Các dự án nhà ở xã hội tại Nghệ An dù nhận được nhiều ưu đãi nhưng lại triển khai khá ì ạch và chậm trễ...

Sở dĩ các dự án nhà ở xã hội cho công nhân trên địa bàn triển khai khá ì ạch là do năng lực còn hạn chế. Công ty cổ phần Đầu tư phát triển KCN Nghệ An thì do chuyển đổi cơ chế, khả năng huy động vốn cũng không còn như trước. Bên cạnh đó, so với một số tỉnh, tại Nghệ An cách thức triển khai các dự án nhà ở xã hội còn khá máy móc và rườm rà.

Khu nhà ở xã hội cho công nhân và người thu nhập thấp của Công ty cổ phần Trung Đô tại đường Cù Chính Lan, phường Trung Đô. Ảnh: Nguyễn Hải

Khu nhà ở xã hội cho công nhân và người thu nhập thấp của Công ty cổ phần Trung Đô tại đường Cù Chính Lan, phường Trung Đô. Ảnh: Nguyễn Hải

* Vì nhiều lý do, chủ yếu là kinh doanh thua lỗ, thời gian qua có khá nhiều cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Nghệ An xin được đóng cửa. Điều này phần nào gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Sở Công Thương, địa bàn tỉnh Nghệ An có 681 cây xăng dầu hiện đang hoạt động bình thường; chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay có 10 cửa hàng xăng dầu đóng cửa xin dừng hoạt động, chủ yếu ở các huyện Yên Thành, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Nam Đàn… Ngoài ra, từ năm 2021, toàn tỉnh có hơn 20 cửa hàng xăng dầu đã dừng hoạt động sau khi hết hạn giấy phép.

Cửa hàng xăng dầu Ngọc Vinh ở xóm 2, xã Tăng Thành (Yên Thành) đã xin đóng cửa từ ngày 15/2/2022. Ảnh: Hải An

Cửa hàng xăng dầu Ngọc Vinh ở xóm 2, xã Tăng Thành (Yên Thành) đã xin đóng cửa từ ngày 15/2/2022. Ảnh: Hải An

* Sáng 11/2, học 1.000 học sinh lớp 9 bước vào Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2022 - 2023.

Kỳ thi năm nay có sự tham gia của 1.285 thí sinh đến từ các trường THCS ở 21 huyện, thành, thị trong toàn tỉnh và được tổ chức tại Trường THPT Lê Viết Thuật. Năm nay, các thí sinh dự thi sẽ tham dự các môn gồm: Hóa học, Lịch sử, Tiếng Anh, Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Tin học, Vật lý, Địa lý, Sinh học và Tiếng Pháp.

Các thí sinh tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 tại điểm thi Trường THPT Lê Viết Thuật. Ảnh: Mỹ Hà

Các thí sinh tham dự Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 tại điểm thi Trường THPT Lê Viết Thuật. Ảnh: Mỹ Hà

* Vì sao người dân Nghệ An nói chung và thành phố Vinh nói riêng đua nhau mua ô tô? Nhiều người ngoại tỉnh tỏ ra khá băn khoăn trước thực tế này. Theo tính toán, dân số thành phố Vinh khoảng hơn 400 nghìn người và hiện cư dân thành Vinh sở hữu khoảng 60.000 chiếc xe ô tô cá nhân các loại. Nếu tính bình quân mỗi hộ dân có 4 khẩu, thì thành phố Vinh có khoảng 100 nghìn hộ. Tính ra cứ 10 hộ dân có 6 hộ sở hữu xe ô tô. Điều này đã tạo áp lực lên giao thông đô thị.

Cùng tìm hiểu thêm qua clip dưới đây:

* Tháng Giêng là thời điểm bắt đầu cho lễ hội mùa Xuân. Những ngày này trên nhiều miền quê, bà con nô nức trẩy hội. Hoạt động lễ hội của mỗi địa phương gắn với đời sống sản xuất, sinh hoạt, tín ngưỡng của mỗi vùng.

Sáng 11/2 (tức 21 tháng Giêng), huyện Tương Dương tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào.

Đền Vạn - Cửa Rào tọa lạc ở ngã ba Cửa Rào, điểm hợp lưu giữa dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ, thuộc xã Xá Lượng (Tương Dương). Lễ hội được tổ chức vào dịp đầu năm để tưởng nhớ công lao của Đoàn Nhữ Hài - vị Đốc tướng nhà Trần có công đánh giặc Ai Lao, giữ yên bờ cõi. Trong một trận chiến ác liệt tại vùng gần ngã ba sông vào năm 1335, ông và nhiều quân sĩ đã dũng cảm chỉ huy, chiến đấu và hy sinh anh dũng.

Để ghi nhớ công ơn của vị Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân sĩ nhà Trần, nhân dân đã lập đền thờ tại khu vực Cửa Rào để chăm sóc hương khói và gửi gắm tâm linh. Về sau, đền Vạn - Cửa Rào còn phối thờ Tam tòa Thánh Mẫu, được UBND tỉnh công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa năm 2009.

Lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào năm nay đã thu hút hàng vạn du khách về tham quan, chiêm bái.

Lễ rước tại Lễ khai mạc Đền Vạn- Cửa Rào. Ảnh: Đình Tuân

Lễ rước tại Lễ khai mạc Đền Vạn- Cửa Rào. Ảnh: Đình Tuân

* Cũng trong ngày 21 tháng Giêng, thị xã Hoàng Mai đã tổ chức khai hội đền Cờn.

Nét đặc sắc nhất của Lễ hội Đền Cờn là phong tục chạy Ói của thanh niên làng biển. Hàng vạn người dân đã đổ về xã Quỳnh Phương để được thưởng ngoạn các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc mỗi năm chỉ có một lần.

Trước đây, Lễ hội Đền Cờn kéo dài suốt 1 tháng, từ mùng 1 Tết đến hết tháng Giêng. Sau này, nhiều phần lễ hội đã được giản lược để bớt, nhưng tục "chạy Ói" thì vẫn được giữ lại như một phần không thể thiếu. Ảnh: Thành Cường
Trước đây, Lễ hội Đền Cờn kéo dài suốt 1 tháng, từ mùng 1 Tết đến hết tháng Giêng. Sau này, nhiều phần lễ hội đã được giản lược để bớt, nhưng tục "chạy Ói" thì vẫn được giữ lại như một phần không thể thiếu. Ảnh: Thành Cường

Tin mới