Nông dân vùng cao lật đá trồng rau sạch

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Trên đỉnh núi cao hàng nghìn mét so với mực nước biển, những khoảnh đất nằm lọt thỏm giữa tảng đá lớn, những chân ruộng lổn nhổn đá nhỏ… Nhưng với sự cần cù, chịu khó, bà con vẫn xới đất, lật đá trồng rau sạch cung ứng ra thị trường, đem lại thu nhập ổn định.

bna-nui-da-6798.jpg
Cách đây hàng chục năm, người dân bản Na Lượng 1 (xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn) đã vượt núi cao vào đỉnh khe Nhinh để khai hoang trồng lúa nước. Song trồng lúa một vụ, hiệu quả kinh tế không cao. Đến năm 2015, mô hình thí điểm trồng rau sạch của huyện Kỳ Sơn đã mở ra hướng đi mới cho bà con. Ảnh: Thanh Phúc
bna-2-8442.jpg
Địa hình nơi đây hiểm trở, dốc núi dựng đứng, những thửa ruộng bậc thang nhỏ bé lọt thỏm giữa những tảng đá to; mặt ruộng lổn nhổn đá nhỏ. Ảnh: Hoài Thu
bna-nuoc-tuoi-9309.jpg
Song bù lại, khe Nhinh, khe Cụm cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ tưới tiêu cho những vườn rau xanh tốt. Ảnh: Thanh Phúc
bna-cai-bap-8628.jpg
Thung lũng khe Nhinh nằm giữa bốn bề núi cao, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 20-21 độ C rất thích hợp cho việc trồng rau. Những thửa rau xanh bốn mùa mơn mởn, tốt tươi. Ảnh: Thanh Phúc
bna-5-3080.jpg
Theo thống kê, hiện toàn bộ khu vực khe Nhinh có 16,2ha của 18 hộ tham gia trồng rau sạch. Hộ ít nhất trồng 0,5ha, hộ nhiều lên đến gần 2ha. Mùa nào thức nấy, rau sạch khe Nhinh cung ứng hàng trăm tấn ra thị trường. Vụ đông xuân có dưa chuột trắng, su hào, bắp cải, cải Mông; vụ hè thu thì có dưa lê, dưa hấu, mướp hương… Ảnh: Hoài Thu
bna-7-5779.jpg
Các loại rau đặc sản địa phương: Cải ngồng, cải Mông, bù lù, dưa chuột trắng… rất được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Hoài Thu
bna-bap-cai-9596.jpg
Ngoài ra, bà con còn đưa các giống rau chịu lạnh tốt như: Su hào, cà rốt, bắp cải, súp lơ… vào trồng, cho năng suất cao. Ảnh: Thanh Phúc
bna-phan-huu-co-6347.jpg
Việc trồng rau ở khe Nhinh được tuân thủ nguyên tắc an toàn, hữu cơ và đang trong quá trình xây dựng theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong ảnh: Hộ ông Vi Văn Trung ủ phân hữu cơ để bón cho rau. Ảnh: Hoài Thu
bna-bat-s-5194.jpg
Người dân sử dụng bẫy sinh học hoặc bắt sâu cho rau chứ không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phun trừ. Ảnh: Thanh Phúc
bna-10-5117.jpg
Canh tác thuần tự nhiên, thổ nhưỡng và khí hậu ưu đãi nên rau khe Nhinh xanh, non và thơm, ngọt, được thị trường ưa chuộng; nhiều người vào tận nơi tìm mua. Ảnh: Hoài Thu
bna-nuoc-384.jpg
Sắp tới, ngoài các loại rau, người dân sẽ trồng thử nghiệm cây tía tô dùng để nấu tinh dầu; khoai sọ; rau gia vị… Đồng thời xây dựng, quy hoạch các lán trại bài bản hơn hướng đến việc phục vụ du lịch trải nghiệm. Ảnh: Thanh Phúc

Với tiểu vùng khí hậu đặc thù, hiện nay, Kỳ Sơn đang tập trung đẩy mạnh việc hình thành các vùng rau chuyên canh hàng hoá theo hướng sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ. Ngoài quy hoạch vùng trồng; hỗ trợ giống, vật tư và hướng dẫn khoa học kỹ thuật thì việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm rau Kỳ Sơn được chú trọng. Từ đó, tìm cách kết nối đầu ra, bao tiêu sản phẩm cho bà con, giúp đồng bào có sinh kế bền vững, thu nhập ổn định, từng bước thoát nghèo...

Ông Nguyễn Viết Hùng, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn

Clip: Thu - Phúc

Tin mới