Chánh án TANDTC bị "truy" về 5 đại án nghi vấn có oan sai

Theo Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, cho đến nay chỉ có vụ ông Nguyễn Thanh Chấn đã có kết luận bị oan, còn 5 vụ án khác đang trong quá trình xem xét, có thể oan, cũng có thể không.
Chất vấn Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao về tình hình oan sai trong tố tụng hình sự và bồi thường oan sai sáng 13/3, đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đề cập đến 5 vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận đang quan tâm thời gian qua: Vụ án Hồ Duy Hải tử hình tội giết người cướp tài sản có oan không? Vụ án Nguyễn Văn Chưởng kết án tử hình có thỏa đáng không? Tại sao những tình tiết như nhau, nhưng bị cáo Lê Bá Mai thì kết án chung thân, còn Hàm Đức Long lại án tử hình? Vì sao ông Nguyễn Thanh Chấn liên tục có đơn nhiều năm, nhưng chỉ đến khi hung thủ thật đầu thú, vụ án mới được xem xét tái thẩm? Vụ Huỳnh Văn Nén, vì sao 16 năm không được xem xét, mà 2014 mới tiến hành giám đốc thẩm?
Chánh án Trương Hòa Bình cho biết đang xem xét thận trọng 5 vụ án lớn mà dư luận quan tâm
Chánh án Trương Hòa Bình cho biết đang xem xét thận trọng 5 vụ án lớn mà dư luận quan tâm
Đại biểu Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề cập đến việc giải quyết bồi thường oan sai, quá trình giám sát cho thấy nhiều trường hợp dây dưa kéo dài. Vậy trách nhiệm của Chánh án đến đâu và giải pháp khắc phục tình trạng này? Ông Nguyễn Thanh Chấn ngồi tù oan, đến thời điểm này kết quả bồi thường oan sai đến đâu? Vụ ông Phan Văn Lá (Long An) bị xử 4 năm tù, sau đó hủy án, trả hồ sơ điều tra lại từ 1992. Nhưng 21 năm sau mới đình chỉ điều tra. 21 năm ấy ông Lá phải mang tiếng bị can và đòi bồi thường, nhưng các bên lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Vậy trách nhiệm của Chánh án và giải pháp trong vụ việc này?
Trả lời chất vấn của đại biểu, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình cho biết, 5 vụ án trên các cơ quan tố tụng đang phối hợp giải quyết. Các vụ án này phải xem xét thận trọng, không để oan sai và không để lọt tội phạm, khắc phục hậu quả nếu có vi phạm trong điều tra truy tố xét xử.
Đối với vụ án Hồ Duy Hải, theo ông Trương Hòa Bình, khi xảy ra việc hai nhân viên bưu điện bị giết gây bức xúc lớn trong xã hội. Cơ quan điều tra đã tiến hành truy xét, vụ án không bắt quả tang nên thu thập chứng cứ khó khăn. Hồ Duy Hải đã nhận tội có giết người, cơ quan điều tra xác minh một số chứng cứ khác. Tại tòa bị cáo vẫn nhận tội và khẳng định không có bức cung nhục hình. Nhưng khi phúc thẩm bị cáo một phần cho rằng mình không phạm tội… “Qúa trình điều tra thấy có một số sai sót khi thu thập chứng cứ nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án”.
Trả lời vụ án tử hình Nguyễn Văn Chưởng có thỏa đáng hay không? Theo Chánh án TANDTC, quan điểm của hội đồng xét xử, hậu quả đến đâu người cầm đầu phải chịu hậu quả trách nhiệm hình sự đến đó và đây không phải vụ án oan.
Đối với bị cáo Lê Bá Mai và Hàn Đức Long, cùng tội hiếp dâm nhưng hai bản án lại khác nhau, theo ông Bình, tội hiếp dâm với trẻ dưới 13 tuổi, khung hình phạt rộng từ 12 năm, 20 năm, đến chung thân, tử hình. Hội đồng căn cứ vào tình tiết, thủ đoạn hành vi và tính chất nghiêm trọng của hành vi đó để đưa ra quyết định. Đó là quyết định độc lập của hội đồng, chánh án tòa án phải tôn trọng quyết định đó.
Về các vụ án oan sai bồi thường kéo dài đại biểu Nga nêu chất vấn, theo ông Bình, Vụ ông Phan Văn Lá để oan 21 năm là cái sai, cần phải kiểm điểm trách nhiệm. Đây là vấn đề pháp lý, phải có một cơ quan trọng tài đưa ra kết luận cơ quan nào chịu trách nhiệm bồi thường và phải sửa Luật bồi thường Nhà nước.
Về vụ việc của ông Chấn, Chánh án Bình cho biết, đây là vụ án oan. Tòa đã nhiều lần mời ông Chấn lên giải quyết bồi thường theo quy định, nhưng ông Chấn chưa cung cấp được tài liệu chứng cứ và vẫn phải đang chờ để chứng minh thiệt hại về vật chất, tinh thần để làm căn cứ bồi thường.
Theo Infonet
TIN LIÊN QUAN

Tin mới