Nga mang phiên bản Su-25 mạnh nhất đến Syria

Theo Vpk, Không quân Nga vừa có thử nghiệm thành công Su-25SM3 - phiên bản mới nhất của Su-25 với loạt trang bị mới.

Không quân Nga cho biết, chiếc máy bay tham gia thử nghiệm là Su-25SM3 số hiệu 06 là 1 trong 5 chiếc đầu tiên được Nga nâng cấp thành công. Theo Nhà máy sửa chữa máy bay 121, phiên bản Su-25SM3 được trang bị hệ thống kĩ thuật hàng không hiện đại gồm: hệ thống định vị và theo dõi mục tiêu PrNK-25SM-1, hệ thống liên lạc KSS-25 và đặc biệt là hệ thống tác chiến điện tử L370K25 Vitebsk.

Thông tin Nga thử nghiệm thành công phiên bản Su-25SM3 khá bất ngờ bởi ngay từ cuối tháng 9/2016, hãng tin Sputnik cho biết, Không quân Nga đã quyết định điều phiên bản mới nhất của Su-25 là chiếc Su-25SM3 được trang bị hệ thống tự vệ chủ động Vitebsk đến căm cứ quân sự Hmeymim, Syria để thế chỗ cho những chiếc Su-25 đã rút khỏi đây từ hồi tháng 3/2016.

Su-25 với thiết bị mới được trang bị.
Su-25 với thiết bị mới được trang bị.

Sự có mặt của Su-25SM3 tại Syria không được Nga thông báo rộng rãi nhưng kênh truyền hình RT mới đây đã đăng tải một đoạn video ngắn cho thấy, chiếc cường kích này đã yểm trợ không kích cho quân đội chính phủ Syria tại tỉnh Latakia.

Như vậy, sự có mặt của Su-25SM3 ở Syria cũng đồng nghĩa với việc Nga đã đưa tổng cộng 3 loại máy bay được trang bị hệ thống đối kháng điện tử Vitebsk đến Syria tham gia thực chiến.

Hãng TASS dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, tính đến nay, Moskva đã tích hợp hệ thống Vitebsk lên máy bay Ka-52 với mã hiệu L-370P-2, cho máy bay vận tải Mi–8MT với mã hiệu L-370E-8, lắp cho Su-25, trực thăng Mi-26 và Mi-28.

Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì, một chiếc Mi-28 của Nga đã bị rơi hồi tháng 4/2016 khi trực thăng này đang tham gia chiến dịch quân sự tấn công khủng bố IS ở Syria.

Theo những thông tin được Phó Tổng giám đốc thứ nhất của Tập đoàn Công nghệ vô tuyến điện tử lớn nhất của Nga (KRET), ông Igor Nasenkov cho biết: "Thành phần cơ bản của Vitebsk là trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP có mã hiệu L-370-3S. Trạm này có tốc độ cao hơn loại analog ở các tổ hợp khác, như Sorbtsiya của Su-27, Gerdeniya của MiG-29".

Ông này nói rõ, Vitebsk không chỉ đánh giá phát xạ của radar đối phương, mà đồng thời “chế áp” tín hiệu trong dải tần rộng hơn. Ngoài TsSAP, tổ hợp còn gồm hệ thống bảo vệ chống tên lửa lắp đầu tự dẫn tìm nhiệt (TGSN). Hệ thống này dùng đèn pha laser làm mù tên lửa địch.

Chuyên gia quân sự độc lập, một trong những đồng tác giả cuốn sách Quân đội mới của nước Nga, ông Anton Lavrov hoan nghênh Vitebsk: "Công nghệ phòng không không dẫm chân tại chỗ, nó trở nên tinh vi.

Tần số, phương pháp mã hoá tín hiệu đã thay đổi, và cơ sở cho mọi thứ ở khắp nơi là công nghệ kỹ thuật số. Vì thế tổ hợp tác chiến điện tử cho không quân này hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu hiện đại”.

Ông này cũng nhất trí với quan điểm của Bộ Tư lệnh Không quân Nga khi quyết định trang bị Vitebsk trước hết cho trực thăng và máy bay cường kích. Chuyên gia này nói, chính những máy bay này hoạt động gần đối phương hơn cả, vì vậy chúng thường bị các phương tiện phòng không tấn công.

Theo Datviet

TIN LIÊN QUAN

Tin mới