Việt Nam đào tạo phi công quân sự cho cả Lào và Campuchia

Được coi là "lò" đào tạo phi công chiến đấu, Trường Sĩ quan không quân còn đào tạo quân sự cho Lào và Campuchia.

Được thành lập ngày 20/8/1959 ở miền Bắc, Đại tá Trần Hà Lan, phó chủ nhiệm chính trị nhà trường, cho biết: trước năm 1990, phi công quân sự Việt Nam một số vẫn qua Nga, Úc để huấn luyện. Tuy nhiên từ năm 1990, phi công hoàn toàn do trường đào tạo và sẽ về nhận nhiệm vụ ở các đơn vị quân đội trong cả nước. Trường còn đào tạo phi công quân sự cho Lào và Campuchia.

VN dao tao phi cong quan su cho ca Lao va Campuchia
Học viên Nguyễn Văn Diện chuẩn bị bài bay trên máy bay L-39.

Khổ luyện

Trung đoàn không quân 910 là nơi thực hiện “công đoạn cuối cùng” trong quá trình đào tạo phi công của Trường Sĩ quan không quân. Sau hai năm đầu học lý thuyết cơ bản tại trường và năm 3 làm quen với máy bay Yak-52, năm học thứ 4 học viên được huấn luyện thực hành tại đây với máy bay L-39 hoặc trực thăng Mi-8.

Đúng 5g30, chiếc máy bay đầu tiên lăn ra khỏi hàng, chạy đà trên đường băng rồi xé gió lao vút lên bầu trời.

Trên bầu trời, học viên thực hiện các bài bay huấn luyện (vòng kín, công kích mục tiêu trên không, dưới đất, bay xuyên mây...) theo hướng dẫn trực tiếp của giảng viên và đài chỉ huy.

Sau khi cất cánh, học viên sẽ thực hiện bài bay khoảng 50 - 60 phút rồi bay về. “Không vực huấn luyện xa nhất mà học viên thực hiện huấn luyện bay trong vòng bán kính 73km. Mỗi học viên sẽ thực hiện 2 - 3 lượt bay trong một buổi huấn luyện” - thiếu tá Nguyễn Minh Nhật, phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn 910, cho biết.

Theo kinh nghiệm của học viên thượng sĩ Hoàng Việt Thái, bản lĩnh xử lý sự cố đối với phi công là vô cùng quan trọng.

Các học viên đang được điều khiển máy bay L-39 là những học viên xuất sắc, được tuyển chọn rất gắt gao để khổ luyện thành phi công chiến đấu giỏi, hướng đến lái những chiến đấu cơ hiện đại.

Vì vậy, số lượng học viên đầu vào đến lúc huấn luyện trên máy bay chỉ còn 1/3 là đủ năng lực, điều kiện học lái máy bay phản lực.

Yêu cầu với phi công chiến đấu yêu cầu kỹ thuật tinh nhuệ và nguy hiểm hơn rất nhiều khi bay nhào lộn, vòng chiến đấu, bổ nhào, lên gấp, bay xoắn... với cả trăm bài bay khác nhau.

Để rèn luyện thể lực, ngay từ đầu học viên phải tập luyện các bài khó như xoay vòng ly tâm, vòng quay trụ, đu quay... Tốc độ quay càng nhanh, số vòng càng nhiều sẽ là cách để học viên rèn luyện tiền đình. Tiền đình vững là điều kiện bắt buộc đối với phi công quân sự khi bay ở độ cao hàng ngàn mét và thực hiện các động tác bay chiến đấu. Học viên phải học nhảy dù từ trực thăng để làm quen độ cao.

Đại tá Phạm Văn Đông - phó chính ủy nhà trường - kể có nhiều học viên hết hai năm lý thuyết, bắt đầu thực hành lái máy bay Yak-52 nhưng không thể bay được, bị cắt bay, phải chuyển sang đào tạo ngành khác. Thậm chí, có học viên khổ luyện thành công với Yak-52 nhưng không thể lái máy bay L-39, đành phải chuyển sang huấn luyện với trực thăng Mi-8.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN

Tin mới