Sự khác biệt giữa bằng lái xe B1 và B2

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo đó, khoản 5, khoản 6, Điều 16, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về phân hạng giấy phép lái xe đã quy định phân hạng về bằng lái xe.

Bằng lái xe B1 và B2 có sự khác biệt rõ rệt. Ảnh minh hoạ: Thanh Phong

Bằng lái xe B1 và B2 có sự khác biệt rõ rệt. Ảnh minh hoạ: Thanh Phong

Bằng lái xe (hay giấy phép lái xe) được hiểu là chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể để cá nhân này có thể vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng các phương tiện như xe máy, ôtô và nhiều loại hình phương tiện khác.

Khoản 5, khoản 6, Điều 16, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về phân hạng giấy phép lái xe, bằng lái xe B1 được lái những loại xe sau:

- Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

- Ô tô dùng cho người khuyết tật.

Ngoài ra, bằng lái xe B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Ngoài ra, người có giấy phép lái xe các hạng B1 khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

Với bằng lái xe B2, căn cứ Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người điều khiển sẽ được lưu thông ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Về sự khác nhau giữa thời hạn sử dụng, bằng lái lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam. Trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Với bằng lái xe B2, giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Tin mới