Tác chiến điện tử Nga nhìn thấu đất tóm mục tiêu

Theo chuyên gia quân Alexey Leonkov của Nga, Moscow sẽ được trang bị những hệ thống tác chiến điện tử có thể nhìn xuyên đất để tóm mục tiêu.
Nhìn thấu đất
Tuyên bố của ông Alexey Leonkov đưa ra trong cuộc tròn chuyện với hãng tin Riafan.ru, hệ thống tác chiến điện tử của Nga là nỗi sợ hãi đối với Mỹ. Ngay từ những năm 1990, Nga đã không hề từ bỏ việc hiện đại hóa các hệ thống của mình và không ngừng phát triển những hệ thống tối tân hơn nữa.
Và trong khi Nga ưu tiên phát triển, lĩnh vực này đã bị Mỹ gần như dừng lại bởi người Mỹ luôn tự phụ cho rằng, sẽ không thể có một quốc gia nào lại có thể vượt họ về công nghệ quân sự. Chính vì vậy, quân đội Mỹ đã rất bất ngờ trước sức mạnh tác chiến điện tử hiện nay của Nga.
Theo tiết lộ của ông Leonkov, ngoài những hệ thống tác chiến điện tử được tích hợp trên chiến đấu cơ, máy bay hạng nặng, hiện Nga đang trang bị tác chiến điện tử tối tân cho những máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ và cả Orlan-10 để phục vụ cho lực lượng tăng thiết giáp.
Xe chiến đấu và tăng Armata sẽ thành cỗ máy chiến đấu với hệ thống tác chiến điện tử mới.
Xe chiến đấu và tăng Armata sẽ thành cỗ máy chiến đấu với hệ thống tác chiến điện tử mới.
Dù không tiết lộ cụ thể về hệ thống tác chiến điện tử nào nhưng vị chuyên gia này khẳng định, khi đi vào hoạt động, những UAV có thể tự vận hành mà không cần đến sự can thiệp của con người. Đặc biệt, chúng có thể phát hiện, vô hiệu hệ thống hỏa lực giàn và mìn chôn dưới đất giúp các phương tiện kỹ thuật của Nga an toàn hơn khi hành quân và chiến đấu.
Hãng RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trên tất cả các phương tiện chiến đấu hiện đại của Nga được phát triển trên khung gầm Armata sẽ được trang bị UAV.
Loại UAV được lựa chọn sẽ được kết nối với các xe bọc thép xây dựng trên khung gầm Armata và vận hành ngay cả khi xe đang chạy. UAV Pterodactyl có thể bay quanh vật chủ ở khoảng cách 100m và được trang bị radar, kính hồng ngoại để quan sát môi trường xung quanh.
RIA Novosti dẫn tuyên bố của nhà nghiên cứu Vitaly Poliansky của Viện hàng không Moscow (MAI): "Chúng tôi đang tiến hành các công việc nghiên cứu, phát triển và sẽ bàn giao hệ thống này cho Bộ Quốc phòng Nga trong thời gian tới để thử nghiệm".
Nguồn tin này cho biết, một khi hệ thống tác chiến điện tử trang bị cho UAV đi kèm với tăng thiết giáp Nga đi vào hoạt động, những xe chiến đấu T-15 hay tăng Armata có thể trở thành cỗ máy chiến đấu đúng nghĩa và trở thành pháo đài bất khả xâm phạm.
Mỹ phấn đấu
Trước khi Nga úp mở về hệ thống tác chiến điện tử trên UAV, Moscow đã khẳng định sức mạnh tác chiến điện tử trước Mỹ trong thực chiến tại Syria.
Sức mạnh của Nga trong lĩnh vực tác chiến phi tiếp xúc so với Mỹ đã được chính Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Work thừa nhận, có thể sau năm 2023, Mỹ vẫn không thể sánh ngang với Nga trong lĩnh vực tác chiến điện tử (TCĐT).
Tuyên bố này được ông Robert Work đưa ra nhân sự kiện Bộ Quốc phòng Mỹ đề xuất dự luật về phát triển hệ thống TCĐT, Thứ trưởng Mỹ cho rằng, quân đội Mỹ hiện nay không có hệ thống chặn vô tuyến điện từ xa, và có thể cho đến năm 2023 cũng chưa có.
Các phương tiện TCĐT của Nga có thể là một trong bộ ba nguy hiểm nhất đối với Mỹ, cùng với vũ khí hạt nhân và tên lửa phòng không. Người Mỹ cũng phải công nhận rằng, họ đang bị thụt lùi trong lĩnh vực tác chiến điện tử so với Nga.
Việc Mỹ đề xuất một dự luật mới nhằm đẩy nhanh phát triển công nghệ tác chiến điện tử lên ngang tầm với Nga, Trung Quốc và Iran, thay thế cho những quy định hiện hành, vốn quy định tiến trình mua sắm vũ khí trang bị của Mỹ phải mất hàng chục năm, qua đó giúp tăng cường năng lực của quân đội Mỹ.
Dự luật này sẽ trao cho Bộ Quốc phòng Mỹ và giới lãnh đạo công nghiệp quốc phòng phương tiện để nhanh chóng phát triển công nghệ tác chiến điện tử cho các chiến đấu cơ, vốn đã chứng tỏ tầm quan trọng trong cuộc chiến Kosovo.
Trên thực tế, năng lực TCĐT của Nga đang khiến cho Mỹ phải dè chừng. Hồi đầu năm 2016, Mỹ đã thành lập Ủy ban Tác chiến điện tử, do Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách mua bán vũ khí Frank Kendall và phó Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân - Đô đốc James Winnefeld lãnh đạo.
Theo thông báo của ông Frank Kendall, Uỷ ban này sẽ tìm cách giúp Bộ Quốc phòng Mỹ giữ vững lợi thế trong lĩnh vực tác chiến điện tử.
"Chúng tôi vẫn đang dẫn đầu, nhưng tôi nghĩ rằng vị thế này đang dần mai một một cách nhanh chóng", ông Frank Kendall nói đầy tự tin.
Không tự tin như Frank Kendall, Tư lệnh Không quân Mỹ ở châu Âu, Tướng Frank Gorenc hồi đầu năm 2016 cũng đã thú nhận, các hệ thống tác chiến điện tử Nga biến mọi ưu thế vũ khí công nghệ cao hiện có trong trang bị của NATO thành con số không.
"Họ đã lấp kín lỗ hổng. Ưu thế trên không của chúng ta đang tan biến. Nhưng đáng lo hơn là những khả năng mới của họ thực hiện chiến lược chống tiếp cận một số khu vực nhất định (A2/AD)", Tướng Frank Gorenc thừa nhận.
Theo Baodatviet
TIN LIÊN QUAN

Tin mới