Tổng hợp một số ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(Baonghean.vn) - (Tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân thành phố Vinh và ý kiến của ông Nguyễn Xuân Sinh - Chủ tịch UBND Thành phố- đại biểu HĐND tỉnh về góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992, tại kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh).

 Nội dung góp ý như sau:


Tổng hợp một số ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ảnh 1

 Các đại biểu góp ý dự thảo Sửa đổi Hiến pháp tại Kỳ họp hội đồng nhân dân tỉnh.
 

Phần "Lời nói đầu"

 

Phần "Lời nói đầu" có nhiều ý kiến cho rằng là hơi dài, không nên kể lể từng thời kỳ hay từng Hiến pháp mà nói rõ Hiến pháp năm 1992 sửa đổi là tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia, phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân...


dòng đầu của Hiến pháp đề nghị sửa đổicụm từ "trải qua mấy nghìn năm lịch sử" bằng cụm từ "trải qua hàng nghìn năm lịch sử" để câu có tính khẳng định hơn.

Ở dòng 12 của lời nói đầu nên bổ sung thêm cụm từ "trong sáng, cao cả" vào sau cụm từ "...làm nghĩa vụ quốc tế" . Cụ thể là sửa thành: " Với khát vọng độc lập, tự do, bằng tinh thần tự lực, tự cường, cùng với sự giúp đỡ quý báu của bạn bè và nhân dân thế giới, nhân dân ta đã giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước và làm nghĩa vụ quốc tế trong sáng, cao cả...".


dòng cuối Lời nói đầu đề nghị bổ sung thêm cụm từ "độc lập" vào sau cụm từ "vì mục tiêu"cho phù hợp với Điều 11, Điều 12 Chương 1 của Hiến pháp.

 

CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

 

Điều 1: (Trang 2):Trong cụm từ "là một nước dân chủ, độc lập" đề nghị chuyển từ "độc lập" ra trước từ "dân chủ" vì không có độc lập thì không thực hiện được dân chủ.


 
Điều 4: (Trang 2) Đây là nội dung được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia góp ý và đồng tình cao và phải tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam (Đảng duy nhất cầm quyền đối với đất nước và dân tộc) nhưng đề nghị sửa đổi như sau:


Tại Khoản 1 đ
ề nghị bỏ từ "đồng thời là đội tiên phong" vì Cương lĩnh và Điều lệ của Đảng là để thực hiện trong Đảng còn Hiến pháp là toàn dân xây dựng và thực hiện cho nên viết lại là: "Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc "


Điều
5 (Trang 3):Tại Khoản 4 đề nghị thay cụm từ "..tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số" bằng cụm từ "tạo điều kiện để tất cả các dân tộc trong cộng đồng.." để không phân biệt kỳ thị.

 

CHƯƠNG II: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

 

Điều 15: (Trang 4 + 5): Có nên nêu cụ thể một số trường hợp quyền con người bị giới hạn như trong Dự thảo hay không? Hay chỉ nên viết: "Quyền con người chỉ bị giới hạn trong trường hợp cần thiết theo luật định" vì có thể có những trường hợp khác mà buộc phải giới hạn quyền con người, quyền công dân nhưng trong dự thảo lần này ta lại chưa đề cập đến.


Điều 16:
(Trang 5):Tại khoản 1 thêm cụm từ "chính đáng, hợp pháp" vào sau từ "quyền". Cụ thể khoản này sẽ viết lại thành: "Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền chính đáng, hợp pháp của người khác" quyền mà không chính đáng, hợp pháp thì tôn trọng làm gì?


Điều 21:
(Trang 5): Nếu chỉ quy định là "Mọi người có quyền sống" thì rất phân vân vì không hiểu sắp tới Bộ luật Hình sự có bỏ mức án tử hình hay không? Nếu không bỏ thì quy định thế này là không đầy đủ. Vậy thì, nên viết lại là: "Mọi người có quyền sống trừ các trường hợp do pháp luật quy định".


Điều 33
: (Trang 7): Tại khoản 1 đề nghị thay từ "thì" trong đoạn: "...đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 57 và Điều 58" bằng cụm từ: "được thực hiện" cho rõ nghĩa hơn vì văn phong của Hiến pháp thì phải rõ ràng.


Điều 40: (
Trang 8): Tại khoản 2 chỉ nói một câu chung là: "Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em". Vì đã có Luật Bảo vệ trẻ em và nếu quy định theo hướng liệt kê một số hành vi cụ thể như trong Dự thảo sửa đổi là không phù hợp vì "hành vi khác" là những hành vi nào.

 

CHƯƠNG III: KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HOÁ, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

 

Về tên Chương (Trang 9): Đề nghị bổ sung thêm cụm từ "y tế" vào sau "..xã hội" và viết thành chương "KINH TẾ, XÃ HỘI, Y TẾ, VĂN HOÁ, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG" vì trong nội dung chương có đề cập đến y tế nhưng trong tên chương lại không có là không đầy đủ, mà nếu nói là y tế nằm trong xã hội thì văn hoá, giáo dục cũng nằm trong xã hội.


Điều 66
: (Trang 12):Tại Khoản 3 đề nghị bỏ cụm từ "Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng" vì trùng với khoản 1 Điều 66 cho nên khoản này chỉ nên dành cho người khuyết tật và những người có hoàn cảnh đặc biệt. Vì vậy, chỉ nên viết: "Người khuyết tật và những người có hoàn cảnh đặc biệt được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học văn hoá và học nghề phù hợp".

 

CHƯƠNG IV: BẢO VỆ TỔ QUỐC

 

Điều 71 và Điều 72: (Trang 14): Nên xem xét lại cụm từ "cách mạng" và có thể chuyển vào cuối của hai điều này bằng một cụm từ "bảo vệ thành quả của cách mạng".


Điều 73:
(Trang 14): Thêm cụm từ "tạo điều kiện" vào trước cụm từ "phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng..." để thể hiện rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân.

 

CHƯƠNG V: QUỐC HỘI


Điều 75
: (Trang 14): Tại khoản 1 nên thay từ "làm" bằng từ "xây dựng". Cụ thể là sửa "Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật" thành "Xây dựng Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; xây dựng luật và sửa đổi luật" vì hai từ "xây dựng" rõ nghĩa hơn từ "làm" và cũng phù hợp với ba dòng cuối của Lời nói đầu.


Điều 84
: (Trang 18): Tại khoản 1 nên bổ sung thêm cụm từ "tiêu biểu" vào sau "Đại biểu Quốc hội là người đại diện" vì đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí cũng như nguyện vọng, quyền lợi hợp pháp của nhân dân và không phải bất kỳ ai cũng có thể trở thành đại biểu Quốc hội mà chỉ những người tiêu biểu, xuất sắc mới có thể đảm nhận được trọng trách cao cả này.

 

CHƯƠNG VII: TOÀ ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN


Điều 108
: (Trang 24): Tại khoản 7 nên viết lại là: "Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được đảm bảo theo quy định của pháp luật". Vì trong dự thảo viết: "Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa..." Hiến pháp mà dùng từ "có thể" là không chặt chẽ.

 

CHƯƠNG IX: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG


Điều 115: (
Trang 26): Đây là Điều mà có nhiều ý kiến phân vân vì chúng ta chưa tổ chức tổng kết đánh giá việc thí điểm có hay không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện và Hội đồng nhân dân phường. Vì đây là vấn đề lớn còn rất nhiều ý kiến khác nhau nên khoản 2 Điều 15 viết như vậy là có thể chấp nhận được.


Điều 117
: (Trang 27): Bổ sung thêm cụm từ "tiêu biểu" vào sau "Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện" vì đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, do nhân dân lựa chọn. Do đó, phải là người tiêu biểu và xuất sắc mới xứng đáng với sự giao phó của nhân dân.

Sỹ Minh (tổng hợp)

Tin mới