Trẻ em ngâm mình trong nước lũ bắt cua

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi trên Quốc lộ 46, đoạn qua huyện Thanh Chương, Nghệ An có thể bắt gặp hình ảnh các em học sinh “đi bừa không trâu” giữa cánh đồng mênh mông nước.

Đi nhủi cua thường đông người, đủ già trẻ,nhủi ở đâu là huyên náo, rộn rã ở đó, nhưng phần đông là thanh, thiếu niên. Trên những đồng nước lớn, sâu, chỉ có thanh niên mới nhủi được. Buổi trưa hàng ngày là thời gian người đi nhủi đông nhất. Nhủi cua ở đâu là ở đó vui như ngày hội vì tập trung đông đủ thanh niên, trẻ em trong làng, kẻ nhủi, người xem.

Những ngày này khi nước lũ còn chưa rút hết trên khắp các cánh đồng, người dân rủ nhau nhủi cua kiếm chút thức ăn mùa lũ. Bên cạnh các thanh niên thì có rất nhiều em nhỏ tranh thủ sau giờ học vác nhủi ra đồng kiếm cua.

Trẻ em thường rủ nhau đi nhủi ở những nơi nước cạn, vừa làm vừa chơi vẫn kiếm được thức ăn. Người dân địa phương gọi công việc đi nhủi là “đi bừa không trâu”.
Nước lũ chưa rút hết, các em dầm mình trong dòng nước đục ngầu với hi vọng tìm kiếm những con cua bé xíu ẩn nấp trong các hốc bùn, gốc rạ ngâm nước. 
Đi nhủi cua chỉ cần cầm nhủi rồi đẩy trên ruộng, khi nào muốn hay mệt thì dừng lại bắt cua. Một người đẩy nhủi thường có một người đi cạnh để bắt cua.
Nhủi của người Thanh Chương có cấu tạo đơn giản, gồm mặt nhủi và thân nhủi. Chỉ cần 2 đoạn tre tròn, nhỏ và 1 miếng ván ghép lại với nhau sẽ tạo thành mặt nhủi hình tam giác, phía trên cột chéo thành 2 tay cầm. Gắn với mặt nhủi là một cái lưới bằng sắt hay nhựa, trước đây thường đan bằng tre nứa dài hơn 0,6 m gọi là thân nhủi.
 Một thiếu niên ở xã Thanh Lương hào hứng mang nhủi ra đồng với bạn bạn bè
Sau một ngày nếu tích cực, mỗi em nhỏ có thể kiếm được từ 2 - 3 kg cua đồng, ngoài cải thiện bữa ăn người dân có thể đem ra chợ bán với giá từ 25 - 30 ngàn đồng/kg. Đây là nguồn thu nhập không nhỏ cho bà con trong những ngày mưa lũ.
 Sau mấy tiếng đồng hồ vừa làm, vừa chơi trên ruộng, mỗi “chủ nhủi” cũng kiếm được vài kg cua đồng để cải thiện bữa ăn cho gia đình.
Thành quả sau mấy tiếng đồng hồ  trên ruộng của một “chủ nhủi”.
Đi nhủi không chỉ là công việc tìm cua mà còn được cùng bạn bè bơi lội, vui chơi thỏa thích trên ruộng làng. Nhủi cua đã trở thành kỷ niệm khó quên trong ký ức tuổi thơ của nhiều người sinh ra và lớn lên ở những vùng quê này.
Đi nhủi không chỉ là công việc tìm cua mà còn được cùng bạn bè bơi lội, vui chơi thỏa thích trên ruộng làng. Nhủi cua đã trở thành kỷ niệm khó quên trong ký ức tuổi thơ của nhiều người sinh ra và lớn lên ở những vùng quê lam lũ này.

                                                                   Huy Thư

TIN LIÊN QUAN

Tin mới