Chữa ong đốt theo kinh nghiệm dân gian

Khi bị o­ng đốt cần nhanh chóng lấy ngòi o­ng ra.

Mùa hè, nhiều hoa nở, đàn o­ng hoạt động tích cực nên nguy cơ người bị o­ng đốt tăng lên, đặc biệt vùng rừng núi, vì vậy chúng ta cần cảnh giác đề phòng o­ng đốt.

Khi bị o­ng đốt, tùy theo loại o­ng mà người bệnh sẽ bị đau, sưng nề hoặc có thể bị nhiễm nọc độc của o­ng và tùy theo loài o­ng mà nọc độc ít hay nhiều. Chẳng hạn, o­ng mật gần như không độc nhưng có loài như o­ng vò vẽ, o­ng đất nọc độc có thể gây chết người chỉ với độ 10 vết đốt.

Trong nọc độc của o­ng có loài có các chất: melittin có thể gây tan máu, apmin gây ngộ độc thần kinh, histamin gây giãn mạch, tăng thoát dịch, sưng, phù nề, dopamin gây ngộ độc thần kinh…

Vì vậy, khi bị o­ng đốt cần nhanh chóng đưa người bệnh ra khỏi khu vực có o­ng. Nếu là o­ng độc đốt thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời tránh chậm trễ sẽ nguy hiểm tính mạng. Nếu là o­ng mật đốt hoặc vết đốt ít, dùng nhíp nhổ tóc hoặc cạnh sắc của miếng bìa, thẻ điện thoại… để lấy ngòi o­ng ra, trong khi chờ đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để khám, có thể dùng một số loại thảo dược sẵn có sau đây để giảm đau, chống sưng nề cho người bệnh.

Bài 1: 30g lá hẹ hoặc 30g hạ khô thảo tươi hoặc lá bán hạ tươi, hoặc 50 - 100g lá bầu ta, hoặc 30 - 50g lá đậu ván trắng hoặc lá bạc hà tươi giã nát đắp vào chỗ bị o­ng đốt giúp giảm đau, giảm sưng nề.

Bài 2:1 đóa hoa tươi (bất kể là hoa gì), lấy xát vào chỗ bị đốt giúp giảm sưng ngay.

Bài 3: 15g lá phù dung tươi, thêm vào một ít muối ăn, đem giã nát, rồi đắp vào vết đốt.

Bài 4: vắt lấy một ít sữa mẹ (người mẹ đang nuôi con bú), bôi vào vết đốt giúp giảm đau, giảm sưng nề.

Bài 5: lá cúc vò nát, xát vào vết đốt mỗi ngày 5-7 lần.

Bài 6: 1 củ khoai sọ sống, cắt miếng xát vào vết đốt giúp giảm đau./.

Theo Sức Khỏe và đời sống - nt

Tin mới