Lỗi "chết người" khi bảo quản đồ ăn bằng màng bọc thực phẩm

Màng bọc thực phẩm giúp bảo quản thực phẩm sạch sẽ, lại tiện dụng. Tuy nhiên, rất nhiều bà nội trợ mắc sai lầm khi bảo quản thức ăn bằng màng bọc thực phẩm này.
Sử dụng màng bọc thực phẩm để bảo quản thức ăn tích trữ, thức ăn thừa là “bảo bối” của các bà nội trợ. Đáp ứng như cầu sử dụng, các nhà sản xuất đưa ra các mẫu màng bọc với quảng cáo được làm từ 100% nhựa PVC hoặc PE, không có hóa chất độc hại và có thể dùng với mọi hình thức, từ bảo quản đến chế biến…
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy có tới 50% thành phần màng bọc là chất hóa dẻo có phụ gia. Vì bản thân nhựa PVC, PE không thể dẻo như những màng bọc đang được quảng cáo mà cần có chất hóa dẻo. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất hóa dẻo như DOP, CD… Những chất này đều bị cảnh báo là độc hại với sức khỏe con người.
 
Dưới đây là những lỗi "tày đình" khi bảo quản đồ ăn bằng màng bọc thực phẩm:
Dùng bảo quản cà rốt, dưa chuột, đậu đũa
Một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu dùng màng bọc thực phẩm để bọc các loại củ, quả như cà rốt, dưa chuột, đậu đũa sẽ khiến hàm lượng vitamin C bị giảm lớn.
Sau 1 ngày sử dụng màng bọc để bảo quản 100g cà rốt thì hàm lượng vitamin C mất đi là 3,4mg, đậu đũa giảm 3,8mg, dưa chuột giảm xuống tương đương với 5 quả táo tàu.
Dùng bảo quản thịt và đồ ăn thừa
Những thực phẩm đã qua chế biến, có chứa hàm lượng mỡ, nhiều gia vị khi tiếp xúc với màng bảo quản thực phẩm sẽ khiến những thành phần hóa học từ màng bọc thẩm thấu vào thức ăn, tạo ra các phản ứng hóa học gây hại cho sức khỏe của bạn.
Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc
Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc thực phẩm là thói quen của hầu hết những người sử dụng lò vi sóng.
Đây là một sai lầm tai hại. Bởi màng bọc thực phẩm có thể chứa các chất hóa học như Phthalates và DEHA khi gặp nhiệt độ cao sẽ khiến chúng tan chảy và biến thành chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm.
Điều này khuyến cáo với những hộp thức ăn bằng nhựa không đảm bảo chất lượng, không chịu được nhiệt cao trong lò vi sóng.
Không bọc thực phẩm nhiều dầu mỡ
Không nên dùng màng bọc thực phẩm bọc đồ ăn chín, đồ ăn nóng và những thực phẩm chứa dầu mỡ vì sau khi tiếp xúc với những thực phẩm này, thành phần hoá học chứa trong màng bọc sẽ dễ dàng phát huy, thâm nhập vào thực phẩm, gây ra nhiều tác hại cho sức khoẻ.
Ngoài ra, không dùng bọc những thực phẩm ở môi trường acid, kiềm hoặc nhiệt độ cao. Các chất độc hại này thôi nhiễm vào thực phẩm sẽ tác động đến hệ thống nội tiết làm phát triển sớm ở trẻ em gái và ảnh hưởng đến sinh sản ở trẻ em trai.
Không bọc sát vào thực phẩm
Màng bọc cần cách thực phẩm ít nhất 2,5 cm. Vì nếu bọc trực tiếp, các chất có hại trong màng bọc có thể thôi nhiễm, thâm nhập vào thực phẩm, gây ra tác hại khôn lường cho sức khỏe. Vì thế, nên để thực phẩm trong hộp thủy tinh cao rồi mới bọc bằng màng thực phẩm.
Ngoài ra, không dùng bọc những của quả như cà rốt, dưa chuột, đậu đũa vì sẽ khiến hàm lượng vitamin C của những củ, quả này giảm đi nhiều.
Không dùng khi có mùi lạ
Sau khi mua về sử dụng, bạn cần bảo quản màng bọc ở nơi có nhiệt độ trung bình. Nếu bảo quản ở những nơi có nhiệt độ cao hoặc quá thấp dễ làm màng bọc biến chất và sinh độc tố. Đặc biệt, không sử dụng màng bọc có dấu hiệu nấm mốc, bị sun, có mùi lạ.
Chọn và sử dụng màng bọc đúng cách
Việc chọn và sử dụng màng bọc thực phẩm đúng cách rất quan trọng. Đa số, người tiêu dùng chỉ biết sử dụng mà ít ai có hiểu biết mức độ độc hại của những loại màng bọc này.
Nên mua màng bọc của thương hiệu có uy tín, đã có đăng ký và kiểm tra chất lượng với cơ quan quản lý.
Nên chọn màng bọc PE vì loại này nhà sản xuất thường ít cho thêm phụ gia tạo dẻo. Người tiêu dùng có thể phân biệt màng bọc PE và PVC qua màu sắc độ dính.
Một điều cần lưu ý, màng bọc dù hàng xịn thì cũng không nên sử dụng khi thức ăn còn nóng hoặc cho vào lò vi sóng.
Vì khi ở nhiệt độ cao, các chất trong nilon sẽ thị phôi ra, ngấm vài thực phẩm, ăn phải chất này lâu ngày có thể gây dị ứng, viêm da, ung thư,…
Vì vậy, không nên bọc khi thức ăn còn quá nóng, thực phẩm có nhiều dầu mỡ… để tránh những tác hại do màng bọc gây ra với sức khỏe.
Màng bọc PVC nên dùng với thực phẩm chưa qua chế biến, màng nhôm không bọc cho thực phẩm giàu axít, màng PE phù hợp bảo quản thức ăn đã qua sơ chế.
- Khi bảo quản đồ ăn cần bọc cách thực phẩm ít nhất là 2,5 cm.
- Bảo quản màng bọc ở nhiệt độ phòng. Không dùng những màng bọc đã bị mốc, rúm, để quá lâu.
Cách nhận biết màng PE và PVC
Màng PE: Trắng, trong suốt, ít dính tay, dai, dễ bóc tách. Dễ cháy, lửa đều màu, không tắt, không có mùi hôi.
Màng PVC: Màu trắng hay vàng ngà, trong suốt, hay dính tay, khó bóc tách. Khó cháy, chỉ cháy khi có lửa đốt, mùi hôi.
Theo Sức khỏe và đời sống
TIN LIÊN QUAN

Tin mới