Anh Sơn: 5 năm chuyển giao KHKT cho hơn 10 nghìn lượt hộ nông dân

(Baonghean.vn) - Qua 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2013 - 2017, huyện Anh Sơn đã triển khai việc cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế của huyện gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ đảm bảo phát triển bền vững. Và đặc biệt đã chuyển giao KHKT cho hơn 10 nghìn lượt hộ nông dân.
Sản xuất cây chè ở huyện Anh Sơn nhờ áp dụng KHKT cho năng suất cao. Ảnh: Thái Hiền
Sản xuất cây chè ở huyện Anh Sơn nhờ áp dụng KHKT cho năng suất cao. Ảnh: Thái Hiền
Hiện nay, trên địa bàn Anh Sơn có 2 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hội Sơn và Phúc Sơn. Giai đoạn 2013 - 2017, huyện Anh Sơn đã triển khai xây dựng 20 mô hình, dự án khuyến nông, tập huấn chuyển giao KHKT cho trên 10.000 lượt hộ nông dân.
Mô hình nuôi ếch ở xã Hội Sơn (Anh Sơn). Ảnh: Sỹ Minh
Mô hình nuôi ếch ở xã Hội Sơn (Anh Sơn). Ảnh: Sỹ Minh
Mới đây, huyện Anh Sơn tổ chức Hội nghị đánh giá lại tái cơ cấu ngành Nông nghiệp như công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm nông nghiệp; kết quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển giao công nghệ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; công tác phòng, chống dịch bệnh trên các loại cây trồng, vật nuôi.
Tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng hình thành vùng chuyên canh sản xuất cây nguyên liệu mía, chè, sắn gắn với chế biến công nghiệp, đưa các giống có tiềm năng năng suất và chất lượng cao vào trồng. Phát triển chăn nuôi trâu, bò, gà để lấy thịt; hình thành khu chăn nuôi tập trung xa dân cư; tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản.
Phát triển chè công nghiệp ở huyện Anh Sơn. Ảnh: Tư liệu
Phát triển chè công nghiệp ở huyện Anh Sơn. Ảnh: Tư liệu
Ông Nguyễn Hữu Sáng - Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn cho biết, huyện đang rà soát, điều chỉnh các loại quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp như quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao, quy hoạch phát triển cây ăn quả có múi, quy hoạch vùng chè công nghiệp... Đẩy mạnh ứng dụng KHKT và cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Tăng cường các biện pháp quản lý giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; giám sát và kiểm soát dịch bệnh. Tăng cường quản lý chất lượng nông lâm, thủy sản; tiếp tục xây dựng và phát triển các chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản, thủy sản an toàn.

Tin mới