Cải tạo sông Vinh, nâng tầm đô thị

(Baonghean.vn) - Sông Vinh chiếm một vị trí quan trọng trong lòng đô thị Vinh. Vì vậy, thành phố Vinh đang rất quan tâm đến việc cải tạo, nâng cấp, thay đổi hiện trạng sông Vinh theo hướng cải thiện môi trường, tạo cảnh quan, không gian đô thị…
Sông Vinh (hay còn gọi là Cồn Mộc, Mới, Cửa Tiền, Vĩnh Giang) có chiều dài 5,8 km, là đoạn cuối cùng của Kênh Nhà Lê được khởi đào từ năm 983 (thời Tiền Lê 981-1009). Dòng sông nổi tiếng gắn với bao biến thiên, thăng trầm của của lịch sử trên vùng đất xứ Nghệ anh hùng. Theo suốt chiều dài lịch sử của mình, sông Vinh đã góp phần đáng kể vào việc hình thành các khu vực dân cư đông đúc và trù phú nối từ sông Cấm, qua song Kẻ Gai đến các xã, phường như: Hưng Thịnh, Cửa Nam, Vinh Tân, Trung Đô trước khi qua ba ra Bến Thủy và đổ ra sông Lam. Là con đường huyết mạch về giao thông, thủy lợi trong thời bình cũng như thời chiến, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, xã hội của vùng đất xứ Nghệ. Ảnh: Thành Cường
Sông Vinh (hay còn gọi là Cồn Mộc, Mới, Cửa Tiền, Vĩnh Giang) là đoạn cuối cùng của kênh Nhà Lê. Dòng sông nổi tiếng gắn với bao biến thiên, thăng trầm của của lịch sử trên vùng đất xứ Nghệ, đã hình thành các khu vực dân cư đông đúc và trù phú nối từ sông Cấm, qua sông Kẻ Gai đến các xã, phường như: Hưng Thịnh, Cửa Nam, Vinh Tân, Trung Đô trước khi qua Ba ra Bến Thủy và đổ ra sông Lam. Là con đường huyết mạch về giao thông, thủy lợi, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, xã hội của vùng đất xứ Nghệ. Ảnh: Thành Cường
Dù không dài, rộng ngút ngàn bờ bãi, nhưng thủa xưa, sông Vinh đã từng là nơi trên bến, dưới thuyền, chốn tấp nập kẻ chợ nhất Nghệ An. Cùng với chợ Vinh, các phường buôn bán từ Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) với hàng nông sản, thực phẩm,  hay gỗ lạt, tre lứa, lợn, gà … của người miền ngược xứ Nghệ xuôi Sông Lam qua Nam Đàn, Hưng Nguyên đổ xuống… Tất cả tạo nên một sông Vinh nhộn nhịp, và phát triển qua năm tháng cho đến hôm nay. Ảnh: Thành Cường
Thuở xưa, sông Vinh đã từng là nơi trên bến, dưới thuyền, chốn tấp nập kẻ chợ nhất Nghệ An và tạo nên một sông Vinh nhộn nhịp, phát triển qua năm tháng cho đến hôm nay. Ảnh: Thành Cường
Ngày nay, trong bối cảnh sức ép đô thị với tốc độ đô thị hóa và mật độ dân cư sống gần sông gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó là ý thức của người dân chưa cao dẫn đến tình trạng vứt rác, xả thải bừa bãi với một lượng lớn nước thải từ các phường trên địa bàn thành Vinh đổ ra khiến sông Vinh ngày một ô nhiễm trầm trọng. Năng lực tiêu thoát nước của dòng sông ngày càng bị thu hẹp và không đủ khả năng đáp ứng do lưu lượng dòng chảy ngày càng tăng cao, nhất là mùa mưa, dẫn đến thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ. Ảnh: Thành Cường
Ngày nay, trong bối cảnh sức ép đô thị với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, ý thức của người dân chưa cao dẫn đến tình trạng vứt rác, xả thải bừa bãi với một lượng lớn nước thải từ các phường trên địa bàn thành Vinh đổ ra khiến sông Vinh ngày một ô nhiễm trầm trọng. Dòng sông ngày càng bị thu hẹp và không đủ khả năng đáp ứng do lưu lượng dòng chảy ngày càng tăng cao, nhất là mùa mưa, dẫn đến thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ. Ảnh: Thành Cường
Trước hiện trạng ô nhiễm nguồn nước tại sông Vinh và tình hình ngập úng cục bộ tại thành phố trong mùa mưa lũ. Đồng thời, xác định rõ được tầm quan trọng của sông Vinh, trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch và khả năng tiêu thoát nước trong tương lai. Thành ủy, UBND thành phố đã rất quan tâm đến việc cải tạo, nâng cấp, thay đổi hiện trạng sông Vinh. Ảnh: Thành Cường
Trước hiện trạng ô nhiễm nguồn nước tại sông Vinh và tình hình ngập úng cục bộ tại thành phố trong mùa mưa lũ. Đồng thời, xác định rõ được tầm quan trọng của sông Vinh, trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch và khả năng tiêu thoát nước trong tương lai. Thành phố đã rất quan tâm đến việc cải tạo, nâng cấp, thay đổi hiện trạng sông Vinh. Ảnh: Thành Cường
Hiện nay, “Dự án phát triển đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An” đã nhận được nhiều sự ủng hộ của lãnh đạo và cư dân thành phố. Để cải tạo, nâng cấp sông Vinh, dự án đã định hình rõ những hạng mục đầu tư, công việc cần thực hiện gồm: Nạo vét lòng sông và xây dựng bờ kè dọc theo sông; nâng cấp và cải tạo đường quản lý dọc theo 2 bờ sông; xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng và các hệ thống hạ tầng khác; xây dựng cảnh quan, cây xanh đường dạo dọc hai bên bờ sông… Cùng với nhiều công trình nhà cao tầng ven sông Vinh sẽ được xây dựng khang trang, đồng bộ,… Ảnh: Thành Cường
Hiện nay, Dự án "Phát triển đô thị bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Vinh và tỉnh Nghệ An” đã nhận được nhiều sự ủng hộ của lãnh đạo và cư dân thành phố. Để cải tạo, nâng cấp sông Vinh, dự án đã định hình rõ những hạng mục đầu tư, công việc cần thực hiện gồm: Nạo vét lòng sông và xây dựng bờ kè dọc theo sông; nâng cấp và cải tạo đường quản lý dọc theo 2 bờ sông; xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng và các hệ thống hạ tầng khác; xây dựng cảnh quan, cây xanh đường dạo dọc hai bên bờ sông… Cùng với nhiều công trình nhà cao tầng ven sông Vinh sẽ được xây dựng khang trang, đồng bộ,… Ảnh: Thành Cường
Với vị trí, tầm quan trọng của sông Vinh, dòng sông huyết mạch của thành phố, thì sau khi dự án cải tạo, nâng cấp sông Vinh được triển khai và hoàn thiện sẽ không chỉ tạo cảnh quan với không gian thơ mộng mà còn là nền tảng tạo nên sức sống đô thị Vinh. Ảnh: Thành Cường
Với vị trí, tầm quan trọng của sông Vinh, dòng sông huyết mạch của thành phố, sau khi dự án cải tạo, nâng cấp sông Vinh được triển khai và hoàn thiện sẽ không chỉ tạo cảnh quan với không gian thơ mộng mà còn là nền tảng tạo nên sức sống đô thị Vinh. Ảnh: Thành Cường

Tin mới