Cần khoảng 7.000 tỷ đồng cho chế biến nông, lâm sản Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 16/12, dưới sự chủ trì của đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh họp để nghe và cho ý kiến về Quy hoạch Chế biến nông lâm sản chủ yếu tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Dự buổi làm việc có lãnh đạo các Sở NN&PTNT, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ.

Đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc làm việc
Đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc làm việc.

Để phát triển ngành chế biến nông, lâm sản chủ yếu của tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Sở NN&PTNT đánh giá thực trạng, những thành tựu và hạn chế, tồn tại giai đoạn 2010-2014, đồng thời xây dựng quan điểm, mục tiêu và nội dung quy hoạch phát triển các sản phẩm, về đầu tư, công nghệ, lao động và các giải pháp phát triển ngành chế biến nông, lâm sản thành ngành kinh tế mạnh, hiện đại.

Quy hoạch được xây dựng trên cơ sở thực tiễn gắn với chủ trương chính sách của tỉnh, ngành.

Đồng  chí Lê Văn Lương - Chi cục trưởng chỉ cục PTNT báo cáo tóm tắt quy hoạch chế biến nông lâm sản
Đồng chí Lê Văn Lương - Chi cục trưởng Chi cục PTNT báo cáo tóm tắt quy hoạch chế biến nông lâm sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất sản phẩm chế biến nông, lâm sản chủ yếu đạt 13.790 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 12,2 – 12,7%/năm; Tầm nhìn đến năm 2030 đạt 23.953 tỷ đồng.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 327,25 triệu USD, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 17,02%; Tầm nhìn đến năm 2030 đạt 489,50 triệu USD. Để đạt được tốc độ tăng trưởng và các mục tiêu trên, nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2015 – 2030 ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng.

Đồng chí Tám - Phó Giám đốc Sở Công thương phát biểu, cho rằng cần
Đại diện lãnh đạo Sở Công thương cho rằng cần bổ sung cụ thể hơn đến vấn đề nguyên liệu và công nghệ chế biến.

Cụ thể, đối với sản phẩm chè, phấn đấu đến năm 2020, diện tích chè toàn tỉnh đạt 10.000 ha, năng suất chè búp tươi đạt khoảng 130 tạ/ha, sản lượng đạt 130.000 tấn búp tươi, chế biến khoảng 24.000 tấn chè khô các loại.

Đến năm 2030 tiếp tục ổn định diện tích, tập trung ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đạt năng suất 160 tạ/ha, sản lượng đạt 160.000 tấn búp tươi, chế biến đạt 32.000 tấn chè búp khô. Bên cạnh đó, quy hoạch phát triển các loại nông sản khác như: Mía đường, cao su, sắn, chế biến thịt, lúa gạo, nước quả - rau củ.

nguồn lâm sản ngoài gỗ như mây tre, nứa, lùng.... là nguyên liệu chế biến hàng thủ công mỹ nghệ, lâm đặc sản
Nguồn lâm sản gồm gỗ, mây tre, nứa, lùng... là nguyên liệu chế biến hàng thủ công mỹ nghệ, lâm đặc sản. (Trong ảnh: Người dân Tam Thái, Tương Dương chuẩn bị cây mây giống phục vụ công tác trồng nguyên liệu trên địa bàn).

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng cho rằng: Báo cáo đề án Quy hoạch của Sở NN & PTNT khá đầy đủ, chi tiết và đã đề ra các nhóm giải pháp cho từng sản phẩm chủ yếu. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Đề án phải có luận chứng cụ thể và cần phải lựa chọn những loại sản phẩm chế biến nông, lâm sản chủ yếu, những lĩnh vực then chốt của ngành nông nghiệp và điều chỉnh một cách hợp lý về quy mô, phân bổ không gian và phân bổ nguồn lực để tạo ra những thay đổi cơ bản về chế biến nông, lâm sản ở từng thời kỳ, từng địa bàn.

Phát triển ngành chế biến nông, lâm sản thành mũi nhọn kinh tế, hiện đại, bền vững, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới, xây dựng thành công các thương hiệu nông, lâm sản Nghệ An. Sở NN & PTNT sớm bổ sung, hoàn chỉnh đề án Quy hoạch để trình UBND tỉnh phê duyệt trong thời gian tới.

Thu Huyền

TIN LIÊN QUAN

Tin mới