“Cơn sốt” rau trường sinh, thương lái Trung Quốc ồ ạt thu gom

Hiện nhiều thương lái Trung Quốc đổ xô đến Lai Châu thu mua rau trường sinh (còn gọi là rau dớn). Giá rau này vì thế cũng tăng từng ngày.
Từ cuối tháng 3, nhiều thương lái Trung Quốc đổ xô đến xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thu mua rau dớn. Rau dớn được người Trung Quốc gọi là “rau trường sinh” nên họ mua về làm thuốc và chế biến các món ăn dân dã. Do thương lái thu gom nhiều nên giá rau này cũng tăng chóng mặt lên 30.000-35.000 đồng/kg. (Ảnh: Tri thức trẻ)
Từ cuối tháng 3, nhiều thương lái Trung Quốc đổ xô đến xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thu mua rau dớn. Rau dớn được người Trung Quốc gọi là “rau trường sinh” nên họ mua về làm thuốc và chế biến các món ăn dân dã. Do thương lái thu gom nhiều nên giá rau này cũng tăng chóng mặt lên 30.000-35.000 đồng/kg. (Ảnh: Tri thức trẻ)

Nhiều thương lái Trung Quốc đổ về xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ thu mua rau dớn (Ảnh: Dân Việt)
Nhiều thương lái Trung Quốc đổ về xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ thu mua rau dớn (Ảnh: Dân Việt)
Rau dớn được bà con vùng cao hái tư rừng về đóng thành từng bao tải, bán cho thương lái Trung Quốc kiếm thêm thu nhập. (Ảnh: Dân Việt)
Rau dớn được bà con vùng cao hái tư rừng về đóng thành từng bao tải, bán cho thương lái Trung Quốc kiếm thêm thu nhập. (Ảnh: Dân Việt)
Vào những ngày nghỉ, nhiều trẻ em học sinh vùng cao lên rừng hái rau dớn cùng bố mẹ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. (Ảnh: Dân Việt)
Vào những ngày nghỉ, nhiều trẻ em học sinh vùng cao lên rừng hái rau dớn cùng bố mẹ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. (Ảnh: Dân Việt)
Người dân thành phố Điện Biên đặc biệt ưa chuộng rau dớn bởi họ quan niệm rau rừng thường rất sạch và an toàn. Những năm gần đây, giá bán rau dớn ở đô thị rơi vào khoảng 30.000 - 35.000 đồng một kg, tùy từng thời điểm. (Ảnh: Dân Việt)
Người dân thành phố Điện Biên đặc biệt ưa chuộng rau dớn bởi họ quan niệm rau rừng thường rất sạch và an toàn. Những năm gần đây, giá bán rau dớn ở đô thị rơi vào khoảng 30.000 - 35.000 đồng một kg, tùy từng thời điểm. (Ảnh: Dân Việt)
Nhiều lái buôn Trung Quốc đánh cả xe tải về thu mua rau dớn tại xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ. (Ảnh: Dân Việt)
Nhiều lái buôn Trung Quốc đánh cả xe tải về thu mua rau dớn tại xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ. (Ảnh: Dân Việt)
Ông  Tẩn Lao Xan, Chủ tịch UBND xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ cho biết:
Ông Tẩn Lao Xan, Chủ tịch UBND xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ cho biết: "Hiện nay, rau dớn được coi là một nguồn thu nhập phụ khác, sau nông nghiệp 1 vụ/ năm cho bà con dân tộc thiểu số tại xã. Đến mùa rau dớn mọc, nhiều bà con dậy từ 2 giờ sáng lên rừng hái rau mang về bán cho các tiểu thương Trung Quốc kiếm thêm trong những tháng ngày nông nhàn. (Ảnh: Thanh Niên)
Theo y học cổ truyền, rau dớn có vị mát, lợi tiểu, chống táo bón, giảm các cơn đau âm ỉ do đại tràng và giúp ngủ sâu. Đối với nhiều tộc người, rau dớn là
Theo y học cổ truyền, rau dớn có vị mát, lợi tiểu, chống táo bón, giảm các cơn đau âm ỉ do đại tràng và giúp ngủ sâu. Đối với nhiều tộc người, rau dớn là "vua" các loại rau. Nó không chỉ giúp cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các dịp lễ hội. (Ảnh: Dân Việt)

Tin mới