Dầm mình mò ốc ngày giá rét

(Baonghean.vn) - Những ngày đông giá lạnh, thật thú vị khi được thưởng thức đĩa ốc nóng hổi, dậy mùi sả ớt. Song ngoài kia, dưới cánh đồng sâu, những 'người đi mò' lại vô cùng khó nhọc trong cái rét cắt gia cắt thịt.

Người ta thường gọi nghề mò ốc là nghề “dầm ao”, một trong những nghề khó nhọc. Quanh năm, bất kể mưa, nắng, nóng, lạnh, những người làm nghề này vẫn tần tảo dưới các cánh đồng, ao làng… để mưu sinh. Trong ảnh: Những người phụ nữ mò ốc ở xã Nam Anh (Nam Đàn).
Người ta thường gọi nghề mò ốc là nghề “dầm ao”, một trong những nghề khó nhọc. Quanh năm, bất kể mưa, nắng, nóng, lạnh, những người làm nghề này vẫn tần tảo dưới các cánh đồng, ao làng… để mưu sinh. Trong ảnh: Những người phụ nữ mò ốc ở xã Nam Anh (Nam Đàn). Ảnh: Huy Thư
Hầu như địa phương nào cũng có người làm nghề “dầm ao”, họ chủ yếu là phụ nữ nghèo, tranh thủ lúc nông nhàn đi mò ốc để kiếm thêm thu nhập.  Địa điểm “hành nghề” mò ốc là đồng ruộng, ao hồ, khe hói… Họ thường đi theo nhóm từ 2 người trở lên để hỗ trợ cho nhau, phòng khi gặp nạn.Mỗi ngày chỉ đi mò 1 buổi, còn buổi nghỉ ở nhà để “dãn lưng” lấy sức.
Hầu như địa phương nào cũng có người làm nghề “dầm ao”, họ chủ yếu là phụ nữ nghèo, tranh thủ lúc nông nhàn đi mò ốc để kiếm thêm thu nhập. Địa điểm “hành nghề” mò ốc là đồng ruộng, ao hồ, khe hói… Họ thường đi theo nhóm từ 2 người trở lên để hỗ trợ cho nhau, phòng khi gặp nạn. Mỗi ngày chỉ đi mò 1 buổi, còn buổi nghỉ ở nhà để “dãn lưng” lấy sức. . Ảnh: Huy Thư
Theo những người phụ nữ ở xã Vân Diên (Nam Đàn), cái khổ của nghề mò ốc thì nhiều, đó là phải dầm mình trong nước ao, nước ruộng suốt thời gian đi mò. Mùa hè thì ngồi trong nước, ngập đến tận cổ. Mùa đông thì cúi lom khom, tay chân tái tê trong bùn. Mò ốc trong bùn dễ dẫm đạp phải gai góc, mảnh chai,hoặc bị chủ ao xua đuổi, chửi bới, đổ ốc, dẫm nát cả dụng cụ mang theo, ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, nhất là đối với những người không biết bơi.
Theo những người phụ nữ ở xã Vân Diên (Nam Đàn), cái khổ của nghề mò ốc thì nhiều, đó là phải dầm mình trong nước ao, nước ruộng. Mùa hè thì ngồi trong nước, ngập đến tận cổ. Mùa đông thì cúi lom khom, tay chân tái tê trong bùn. Mò ốc trong bùn dễ dẫm đạp phải gai góc, mảnh chai, hoặc bị chủ ao xua đuổi, chửi bới, đổ ốc, dẫm nát cả dụng cụ mang theo. Ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, nhất là đối với những người không biết bơi. Ảnh: Huy Thư.
 Hiện nay, ốc trên các ao, ruộng chủ yếu là ốc xoắn, rẻ tiền. Mỗi buổi, mỗi người đi mò cũng kiếm được 7– 8 kg, gặp nơi ốc nhiều thì được nhiềuhơn. Một số loại ốc không có ai mua, nhưng họ vẫn nhặt để đem về cho vịt.
Hiện nay, ốc trên các ao, ruộng chủ yếu là ốc xoắn, rẻ tiền. Mỗi buổi, mỗi người đi mò cũng kiếm được 7-8 kg, cũng có khi được nhiều hơn. Một số loại ốc không có ai mua, nhưng họ vẫn nhặt để đem về cho vịt. Ảnh: Huy Thư.
Một phụ nữ làm nghề mò ốc ở xã Nam Anh (Nam Đàn) cho biết: “5, 6 năm nay, trừ những lúc mùa màng bận rộn, còn lại rảnh khi nào là tui đi mò ốc khi đó, không biết làm nghề chi hơn thì chỉ biết đi mò ốc thôi”.
Một phụ nữ làm nghề mò ốc ở xã Nam Anh (Nam Đàn) cho biết: “5, 6 năm nay, trừ những lúc mùa màng bận rộn, còn lại rảnh khi nào là tui đi mò ốc khi đó, không biết làm nghề chi hơn thì chỉ biết đi mò ốc thôi”. Ảnh: Huy Thư.
Những người phụ nữ xã Thanh Dương (Thanh Chương) thường đạp xe đến những cách đồng sâu ngập nước để mò ốc, vì ốc ở đây còn nhiều.Nơi nào nhiều ốc trong làng ngoài xã, họ đều nắm rõ như lòng bàn tay.
Những người phụ nữ xã Thanh Dương (Thanh Chương) thường đạp xe đến những cách đồng sâu ngập nước để mò ốc. Nơi nào nhiều ốc trong làng ngoài xã, họ đều nắm rõ như lòng bàn tay. Ảnh: Huy Thư.
Kết thúc một buổi đi mò khó nhọc, những người phụ nữ “dầm ao” mang ốc về nhà, kỳ cọ, chùi rửa nhưng trong lòng vẫn chưa vơi lo lắng: “Liệu hôm nay, ốccó bị ế hàng không”.
Kết thúc một buổi đi mò khó nhọc, những người phụ nữ “dầm ao” mang ốc về nhà, kỳ cọ, chùi rửa nhưng trong lòng vẫn chưa vơi lo lắng: “Liệu hôm nay, ốc có đắt hàng không”. Ảnh: Huy Thư.
Ốc mà họ kiếm được có thể nhập cho nhà hàng, lái buôn hoặc đưa ra chợ với giá từ từ 8 – 10 nghìn đồng/kg. Hiện nay, cùng với sự phát triển rộng khắp của mạng lưới quán nhậu từ quê ra phố, kiếm được ốc cũng dễ bán hàng hơn, nhưng thu nhập của họ thì chẳng đáng là bao. Vì vậy, những người làm nghề “dầm ao” ở các làng quê, dường như vẫn sống trong những cảnh đời nghèo khó.
Ốc mà họ kiếm được có thể nhập cho nhà hàng, lái buôn hoặc đưa ra chợ với giá từ 8 -10 nghìn đồng/kg. Hiện nay, cùng với sự phát triển rộng khắp của mạng lưới quán nhậu từ quê ra phố, ốc mò được cũng dễ bán hơn, nhưng thu nhập của họ thì chẳng đáng là bao. Vì vậy, những người làm nghề “dầm ao” ở các làng quê, dường như vẫn sống trong những cảnh đời nghèo khó. Ảnh: Huy Thư.

                                                Huy Thư

TIN LIÊN QUAN

Tin mới