Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Nghệ An nỗ lực tìm kiếm đơn hàng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Tình hình suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc trên địa bàn Nghệ An, mặc dù vậy, các đơn vị vẫn đang nỗ lực thích nghi, tìm kiếm đơn hàng, tạo việc làm ổn định cho người lao động.

Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử BSE của Công ty TNHH điện tử BSE Việt Nam ở Khu kinh tế Đông Nam (Nghệ An) là một trong những nhà máy 100% vốn của Hàn Quốc đầu tiên được xây dựng tại Nghệ An. Đi vào hoạt động từ năm 2012, đến nay nhà máy đã ổn định tạo việc làm cho 2.000 lao động với thu nhập bình quân 6,2 triệu đồng/tháng.

bna_a.jpg
Công nhân làm việc tại Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử BSE. Ảnh: Q.A

Hiện, công ty có 183 lao động trình độ cao đẳng trở lên, 31 công nhân có trình độ kỹ thuật 31 người và 1.691 lao động phổ thông. Công ty hiện đóng bảo hiểm cho 1.905 người và đảm bảo các chế độ đãi ngộ khác.

Do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới, từ năm 2022, đơn hàng bị cắt giảm, công ty gặp khó khăn về đơn hàng, việc làm. Đến quý 4 năm 2022 và quý 1/2023 mới có thêm đơn hàng từ Tập đoàn Samsung nên mới hoạt động ổn định hơn.

Việc đảm bảo việc làm cho công nhân là nhiệm vụ sống còn được lãnh đạo công ty quan tâm hàng đầu trong bối cảnh hiện nay. Đơn vị tập trung liên lạc với hiệp hội, các tập đoàn ở các quốc gia để có việc làm cho người lao động.

bna_2.jpg
Công nhân làm việc tại Công ty Haivina Kim Liên. Ảnh: Trân Châu

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do kinh tế thế giới suy giảm, mẫu mã thay đổi liên tục, tiền lương tối thiểu của công nhân hiện nay tăng lên do chuyển đổi vùng làm tăng chi phí cho nhà đầu tư thêm 17% so với năm 2022. Nhưng doanh thu 6 tháng của công ty vẫn đạt 336, 6 tỷ đồng, trong đó, xuất khẩu đạt 80 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 27 tỷ đồng. Đây là nỗ lực rất lớn của Công ty. Hiện công ty vẫn có nhu cầu tuyển thêm gần 300 lao động do lao động trước đó do thiếu việc làm đã nghỉ việc.

Ông Lee Won Teak - Tổng Giám đốc Công ty TNHH điện tử BSE Việt Nam

bna_1.jpg
Sản xuất linh kiện cầu thang máy ở Công ty TNHH StrongPlus Elevator Việt -Hàn ở thành phố Vinh. Ảnh: Trân Châu

Ở Công ty TNHH may Haivina Kim Liên (Nam Đàn), doanh nghiệp may mặc Hàn Quốc ở Việt Nam, việc tìm kiếm đơn hàng được toàn bộ lãnh đạo xem là nhiệm vụ trọng yếu. Đại diện doanh nghiệp cho biết, lãnh đạo đã làm việc với các khách hàng ở Mỹ, Đức, Pháp, Hàn Quốc… để đảm bảo đơn hàng cho doanh nghiệp và với uy tín thương hiệu may mặc hơn 10 năm qua hiện công ty vẫn ổn định việc làm cho 2.000 lao động.

Ở siêu thị Lotte Mart Vinh (phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh) thuộc Công ty cổ phần Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam, trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới và giảm cầu tiêu dùng đã nỗ lực tìm kiếm thị trường bán lẻ, săn nguồn hàng giá gốc, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bên cạnh đó, có nhiều chính sách hấp dẫn người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cung cấp hàng hoá đồ gia dụng, thời trang, điện máy giá cả hấp dẫn. Để có việc làm và thu nhập cho người lao động, siêu thị đã mở thêm nhiều dịch vụ giải trí, vui chơi cuối tuần, trải nghiệm không gian ẩm thực phong cách Hàn Quốc…

Một số nhà đầu tư Hàn Quốc cũng cho rằng, hiện nay, Nghệ An là điểm đến của Hàn Quốc nhưng các dịch vụ phục vụ nhà đầu tư vẫn còn hạn chế, không có nhiều điểm phù hợp với người Hàn như các nhà hàng, quán ăn, điểm vui chơi, nghỉ dưỡng.

Tỉnh Nghệ An có 24 dự án đầu tư Hàn Quốc, có tới 19 dự án với tổng vốn đăng ký 70,97 triệu USD ở ngoài khu công nghiệp và 5 dự án/95,73 triệu USD ở trong Khu Kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp với đa dạng loại hình sản xuất, kinh doanh.

Tin mới