Giá vàng SJC rớt khỏi mốc 67 triệu đồng; Ấn Độ nhập khẩu thép từ Việt Nam tăng hơn 4 lần

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Thị trường hôm nay: Giá vàng SJC rớt khỏi mốc 67 triệu đồng; Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg; Giá gạo giảm 50 đồng/kg; Giá thép giảm nhẹ, Ấn Độ nhập khẩu thép từ Việt Nam tăng hơn 4 lần.

* Lao dốc, vàng SJC rớt khỏi mốc 67 triệu đồng

Giá vàng hôm nay (31/3), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh, với giá vàng JSC ổn định, hiện đang ở mức 66,90 triệu đồng/lượng (bán ra).

Trong khi đó, vàng thế giới tăng trở lại, chốt phiên giao dịch ở mốc 1980 USD.

Tại thời điểm khảo sát lúc 5h00 ngày 31/3, trên sàn giao dịch của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, vàng SJC đang là 66,30 triệu đồng/lượng mua vào và 66,90 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng hôm nay 31/3: Lao dốc, vàng SJC rớt khỏi mốc 67 triệu đồng.
Giá vàng hôm nay 31/3: Lao dốc, vàng SJC rớt khỏi mốc 67 triệu đồng.

Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý, thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,30 – 66,95 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng 9999 được DOJI được niêm yết ở mức 66,35 triệu đồng/lượng mua vào và 66,95 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng Vietinbank Gold đang niêm yết ở mức 66,30 triệu đồng/lượng mua vào và 66,92 triệu đồng/lượng bán ra.

Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 66,31 - 66,93 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá 2 chiều 54,88 - 55,83 triệu đồng/lượng.

Theo Kitco, giá vàng thế giới ghi nhận lúc 5h00 hôm nay theo giờ Việt Nam giao ngay ở mức 1.980,425 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá hiện hành tại Vietcombank, vàng thế giới có giá khoảng 56,18 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí). Như vậy, giá vàng miếng của SJC vẫn đang cao hơn giá vàng quốc tế là 10,72 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,7%, đạt mức 1.997,70 USD.

* Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay (31/3) giảm 300 đồng/kg so với hôm qua, hiện dao động từ 47.600 – 48.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng hiện ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà được thu mua với giá từ 47.500 – 47.600 đồng/kg. Giá cà phê tại tỉnh Đắk Nông, tỉnh Kon Tum cà phê đứng ở mức giá 47.900 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk giảm 300 đồng/kg, tại huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 47.900 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 48.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay thu mua với giá 48.000 đồng/kg.

Đối với giá cà phê thế giới, trên hai sàn London và New York trở lại xu hướng tăng do lo ngại thiếu hụt cà phê Robusta trong năm nay theo dự báo của Volcafe.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta trên sàn London kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 43 USD, lên 2.213 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 32 USD, lên 2.165 USD/tấn, các mức tăng rất mạnh. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn New York kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 0,20 cent, lên 169,90 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 7 tăng 0,20, lên 169,15 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

* Giá gạo giảm 50 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay (31/3) tại Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh giảm 50 đồng/kg so với hôm qua. Thị trường lúa gạo sôi động.

Giá lúa gạo hôm nay 31/3 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh giảm với mặt hàng gạo. Trong khi đó, giá lúa các loại không có biến động.

Tại An Giang, giá lúa hôm nay không có biến động. Theo đó, nếp tươi An Giang ở mức 6.000 - 6.300 đồng/kg; Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 6.400 – 6.600 đồng/kg; OM 18 còn 6.400 – 6.500 đồng/kg; Nàng hoa 9 còn 6.100 – 6.200 đồng/kg; lúa IR 504 từ 6.100 – 6.300 đồng/kg; nếp tươi Long An ở mức 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa OM 5451 là 6.200 – 6.400 đồng/kg; Nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg và lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.

Bốc xếp gạo tại Công ty CP Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh. Ảnh: Việt Phương

Bốc xếp gạo tại Công ty CP Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh. Ảnh: Việt Phương

Với giá gạo, sau phiên điều chỉnh tăng giá gạo quay đầu giảm nhẹ với mức giảm 50 đồng/kg. Cụ thể, gạo TP IR 504 và hiện có giá 10.100 – 10.150 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg; NL IR 504 là 9.100 – 9.150 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg; tấm IR 504 tăng 100 đồng/kg lên mức 9.200 đồng/kg. Trong khi đó, cám khô giảm 50 đồng/kg xuống còn 7.500 – 7.550 đồng/kg.

Tại chợ lẻ giá gạo duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh. Theo đó, gạo thường còn 11.000 – 12.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 14.000 – 15.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 15.000 đồng/kg; nếp ruột 16.000 – 18.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 22.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.500 đồng/kg; Nàng Hoa 18.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 22.000 đồng/kg; Cám 7.500 – 8.000 đồng/kg; Gạo thơm Thái hạt dài duy trì 18.000 – 19.000 đồng/kg và Hương Lài 19.000 đồng/kg.

Theo các thương lái, nguồn gạo về lai rai, giá gạo biến động nhẹ. Giá lúa các loại chững lại.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng mạnh. Theo đó, gạo 5% tấm đang ở mức 468 USD/tấn; gạo 25% tấm duy trì ở mức 448 USD/tấn.

* Giá thép giảm nhẹ; Ấn Độ nhập khẩu thép từ Việt Nam tăng hơn 4 lần

Giá thép hôm nay (31/3) ghi nhận giá thép giảm 7 nhân dân tệ/tấn trên sàn giao dịch. Ấn Độ nhập khẩu thép từ Việt Nam tăng hơn 4 lần.

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 7 nhân dân tệ xuống mức 4.138 nhân dân tệ/tấn.

Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải đứng ở mức 4.126 nhân dân tệ/tấn.

Việt Nam lần lượt nổi lên trở thành nhà xuất khẩu thép lớn thứ 4 vào thị trường Ấn Độ.
Việt Nam lần lượt nổi lên trở thành nhà xuất khẩu thép lớn thứ 4 vào thị trường Ấn Độ.

Dữ liệu sơ bộ của Uỷ ban Hỗn hợp (JPC) của ngành công nghiệp thép Ấn Độ cho thấy, Ấn Độ đã chuyển từ nước xuất khẩu ròng sang nhập khẩu ròng thép trong năm tài chính 2022/2023 (tháng 3/2022 – tháng 3/2023).

Trong đó, lượng thép được Ấn Độ nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và Việt Nam đã tăng đáng kể những tháng vừa qua, chủ yếu do giá thép nhập khẩu thấp hơn đáng kể so với giá thép nội địa Ấn Độ.

Đáng chú ý, Nga và Việt Nam lần lượt nổi lên trở thành nhà xuất khẩu thép lớn thứ 4 và thứ 5 vào thị trường Ấn Độ. Trong đó, lượng thép được Ấn Độ nhập khẩu từ Nga đạt 0,31 triệu tấn (tăng 6,1 lần) và từ Việt Nam đạt 0,286 triệu tấn (tăng hơn gấp 4 lần) so với cùng kỳ trong năm tài chính 2021/2022.

Phần lớn thép được Ấn Độ nhập khẩu từ Việt Nam trong những tháng vừa qua là thép cuộn/dải cán nóng (0,177 triệu tấn). Đây là những mặt hàng mới mà Ấn Độ chưa nhập khẩu từ Việt Nam trong năm tài chính 2021/2022. Ngoài ra, phần lớn lượng tôn/tấm lợp mạ kẽm được Ấn Độ nhập khẩu là đến từ Việt Nam.

Bên cạnh đó, hãng nghiên cứu thị trường S&P Global Market (Hoa Kỳ) cho biết các nhà xuất khẩu thép Ấn Độ vốn có lợi thế trong việc chào bán thép cuộn HRC E350 và E450 nhưng hiện đã phải thu hẹp hoạt động này do giá thép cùng loại của Việt Nam và Nhật Bản ở mức cạnh tranh.

Tin mới