Hồ đập trơ đáy, giếng nước cạn khô, người dân gồng mình tìm nước

(Baonghean.vn) - Hồ đập trơ đáy, ruộng bỏ hoang, 60% gia đình không còn nước sinh hoạt... Đó là cảnh tượng khó khăn của người dân vùng miền núi ở Yên Thành trong những ngày nắng nóng này.

Ông Nguyễn Văn Đoàn thợ khoan giếng cho biết, suốt gần 1 tháng nay, nhóm thợ của ông đã khoan được 6 cái giếng cho người dân xã Hùng Thành, mỗi giếng khoan chủ hộ phải trả 4 triệu đồng tiền công.
Nhóm thợ đang khoan giếng cho gia đình ông Lê Đình Thanh, xóm Kim Thành, xã Hùng Thành. Ông Nguyễn Văn Đoàn thợ khoan giếng cho biết, suốt gần 1 tháng nay, nhóm thợ của ông đã khoan được 6 cái giếng cho người dân xã Hùng Thành. Do phải khoan sâu, gặp đất đá cứng, nên nhiều gia đình phải chờ lâu mới đến lượt.

Xã Hùng Thành là địa phương khó khăn nhất về nước sinh hoạt và nước tưới của huyện Yên Thành. Toàn xã có 8 hồ đập, thì đều trơ đáy cả tháng nay, đến nỗi con trâu, bò không còn vũng nước để uống. Những cánh đồng khô khốc, chưa có đám ruộng nào được cấy. Khó khăn nhất là, có tới 60% giếng khoan, giếng đào trong xã đã cạn kiệt nước, hàng nghìn người dân lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt hàng ngày. 

Để có nguồn nước đảm bảo, giếng phải khoan sâu từ 50 - 60 m, mũi khoan phải hoạt động 3  - 4 ngày mới xong.
Để có nguồn nước giếng khoan đảm bảo, mũi khoan sâu tới 50 - 60 m, người thợ phải mất 3 - 4 ngày mới xong 1 giếng. Chi phí cho 1 giếng khoan khoảng 10 triệu đồng, trong đó tiền công khoan 4 triệu đồng. Do vậy, những gia đình có điều kiện mới đầu tư khoan giếng.

Ông Lê Đình Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Thành, cho biết: Toàn xã có hơn 234 ha đất sản xuất lúa, nhưng đến nay chưa cấy được bụi lúa nào, vì toàn bộ hồ đập đã cạn kiệt nước. Nếu địa phương huy động máy bơm ép nước lên, cũng cấy được một ít diện tích, nhưng bà con không đồng ý, vì để dành nước cho trâu, bò uống. 

Có những lúc mũi khoan bị kẹt, do khoan phải đá cứng, người thợ phải gồng mình điều chỉnh mũi khoan.
Có những lúc mũi khoan bị kẹt, do khoan phải đá cứng, người thợ phải gồng mình điều chỉnh mũi khoan.

Hồ đập khô khốc nước, đồng nghĩa với hàng trăm giếng đào, giếng khoan không còn giọt nước nào, 60% số hộ phải đi xin nước sinh hoạt. Cả tháng nay, Hùng Thành đã có hơn 30 hộ đầu tư khoan giếng mới. Hiện tại có gần 10 giàn khoan giếng từ nơi khác đến hoạt động, nhưng không đáp ứng nhu cầu người dân. Vì thời gian khoan giếng lâu, trước đây người dân chỉ cần khoan 30 - 40 m đã có nước, thì nay phải khoan tới 50 - 60 m mới có nước, do vậy chi phí cũng cao.

Những đám cỏ chăn nuôi bò được người dân xã Minh Thành trồng xuống, nhưng nắng hạn kéo dài, nên bị khô cháy.
Những đám cỏ chăn nuôi bò được người dân xã Minh Thành trồng xuống, nhưng nắng hạn kéo dài, nên bị khô cháy.

Ông Nguyễn Viết Tân, xóm trưởng xóm Sơn Thành, xã Hùng Thành cho biết: Năm nào địa phương cũng gặp hạn hán, nhưng hạn đến mức không thể cấy được bụi lúa hè thu nào là rất hiếm. Cái giếng đào của gia đình đã khô nước từ nhiều ngày nay, gia đình sẽ khoan giếng, nhưng chờ thợ suốt 15 ngày nay mà chưa đến lượt, vì trong xóm có quá nhiều gia đình khoan giếng.

Đập Vệ Ran, xã Hùng Thành đã trơ đáy gần 1 tháng nay.
Đập Vệ Ran, xã Hùng Thành đã trơ đáy gần 1 tháng nay.

Ngoài ra, Yên Thành còn có nhiều xã đang gồng mình chống chọi với hạn hán, như: Tiến Thành, Tây Thành, Quang Thành, Minh Thành, Thịnh Thành, Mã Thành... Trong đó, xã Tiến Thành đang bỏ hoang hơn 200 ha, Mã Thành gần 50 ha.

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện, Yên Thành hiện còn 1.500 ha ruộng đang bỏ hoang, 3 nghìn ha lúa hè thu sau khi cấy không có nước tưới. Khó khăn nhất là có tới 40 - 60% số hộ của các xã miền núi đang thiếu nước sinh hoạt, vì giếng khô nước.

100% diện tích đất sản xuất lúa của xã Hùng Thành đang phải để đất hoang.
100% diện tích đất sản xuất lúa của xã Hùng Thành đang phải để đất hoang.

Trước khó khăn của người dân vì hạn hán, UBND huyện có chính sách hỗ trợ kinh phí khoan giếng, từ 3 - 5 triệu đồng/giếng khoan. Đồng thời chỉ đạo các địa phương huy động người dân nạo vét giếng làng. Đối với diện tích đất đang bỏ hoang, huyện chỉ đạo các địa phương chờ mưa xuống để chuyển đổi sang trồng cây vụ thu đông.

Xuân Hoàng

TIN LIÊN QUAN

Tin mới