Măng khô 'vượt núi'

(Baonghean.vn) - Đồng bào Thái ở xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) phát triển nghề chế biến măng khô giúp các hộ dân có việc làm thêm lúc nông nhàn và tăng thu nhập. Măng khô chế biến thủ công, được nhiều người ưa chuộng, vì thế rất nhiều lượng măng nơi đây "vượt núi" đến với nhiều vùng miền.

Măng sau khi thu hoạch được làm sạch
Măng sau khi thu hoạch được làm sạch vỏ. Gia đình chị Vi Thị Nguyện ở thôn 1 xã Thọ Sơn có hơn 10 năm kinh nghiệm làm nghề chế biến măng khô. Nghề làm măng khô khá vất vả vì phải làm nhiều công đoạn.
Măng đưa vào luộc trước khi phơi.
Măng đưa vào luộc chín trước khi phơi.
Măng vừa luộc xong
Măng vừa luộc xong để nguội trước khi phơi khô. Măng được chế biến theo phương pháp thủ công nên chất lượng rất thơm ngon. Hiện ở xã Thọ Sơn có khoảng trên 30 hộ làm nghề chế biến măng khô với thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng. Mỗi năm, người dân chỉ làm măng khô trong 3 tháng đó là thời gian thu hoạch măng rộ từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch.
Phơi măng

Măng được xếp lên giàn phơi. Dưới nắng, măng từ màu vàng tươi chuyển sang màu vàng sậm, có mùi thơm dễ chịu đặc trưng. 

Một ta măng tươi chỉ thu được 8 kg măng khô. Giá măng khô từ 120.000 đồng đến 200.000 đồng tùy thời điểm.
Một tạ măng tươi chỉ thu được 8 kg măng khô. Giá măng khô từ 120.000 đồng đến 200.000 đồng tùy thời điểm.
Măng khô được nhiều người ưa thích đến tận thôn bản để thu mua. Hàng tạ măng khô mỗi năm
Măng khô được nhiều người ưa thích tìm đến tận thôn bản để thu mua. Hàng tạ măng khô mỗi năm "vượt núi" đến nhiều vùng miền.

                                                                    Huyền Trang

TIN LIÊN QUAN

Tin mới