'Xắn tay' vào nông nghiệp, đồng hành cùng các hộ sản xuất

Với việc “xắn tay” vào nông nghiệp, đồng hành cùng các hộ sản xuất, doanh nghiệp không dừng lại ở việc “mua đi bán lại” nông sản, mà còn là một đại sứ lan tỏa ý thức sản xuất sạch trong cộng đồng, hướng tới một tương lai bền vững cho nền nông nghiệp Việt.  

Thị trường có thể “nuốt chửng” nông dân

Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, hiện nay nông sản Việt đang chịu sức ép cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. “Thị trường ngoài nước sự lép vế rất rõ rệt vì chịu ảnh hưởng của những nước lớn cả về chất lượng, công nghệ lẫn tiếp thị. Trong nước, nông sản bị nghi ngờ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngon đấy, thơm đấy nhưng không sạch thì không ai dám mua”, bà Lan nêu thực tế.

Sản xuất rau sạch trong nhà lưới.
Sản xuất rau sạch trong nhà lưới.

Để chinh phục thị trường nội địa, nông sản Việt cần có nhiều thương hiệu nông sản sạch. Tuy nhiên, để canh tác nông sản theo những quy trình cho ra nông sản sạch đòi hỏi phải thay đổi tập quán canh tác và chi phí cao hơn bình thường. Chưa kể, việc tiêu thụ theo kiểu “từ nhà ra chợ” vẫn là thói quen và là cách duy nhất của nhiều hộ nông dân.

Nói về những áp lực của thị trường với người nông dân, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, nếu cứ để cảnh quang gánh, xe thồ bán hàng đầy đường không quản lý được chất lượng nông sản thì sẽ đến lúc nông dân “gánh nạn” vì kiểu thị trường này”.

Nhận định của ông Sơn không hề sai khi những câu chuyện “dội chợ” gần đây xuất hiện như việc bán thanh long, dưa hấu... Khi không nắm được tín hiệu thị trường, người sản xuất cứ dò dẫm sản xuất mải miết cho đến một ngày sản phẩm làm ra không còn được đón nhận, lúc ấy dù không mong muốn nhưng thị trường đã vô tình “nuốt chửng” bao công sức của người nông dân.  

Cần DN tiên phong làm lành mạnh thị trường

Giữa lúc thị trường nông sản còn nhiều hoang mang, việc các DN vào cuộc là tín hiệu tích cực. Điển hình là Chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt” do Công ty VinEco phát động tháng 9/2016 với Dự án liên kết 1.000 Hộ sản xuất để hỗ trợ các hộ nông dân sạch xuất sạch, tiêu thụ sạch.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các hộ sản xuất chỉ cần có diện tích trên 1ha, cam kết sản xuất sạch… là có thể tham gia chương trình. Bà Vũ Tuyết Hằng, Tổng giám đốc Công ty VinEco cho biết, VinEco sẽ hỗ trợ về đào tạo kiến thức, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, kiểm soát quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. “Chúng tôi đảm bảo thu mua đúng quy trình, đúng giá cả những nông sản mà chúng tôi đã ký kết với nông dân một cách ổn định nhất. Ngoài ra, nếu trong quá trình hợp tác, những hộ nông dân nào đạt chỉ tiêu cao về chất lượng cũng như số lượng nông sản thì chúng tôi sẽ có hướng hỗ trợ về vốn và kĩ thuật cao để phát triển sản xuất”, bà Hằng nhấn mạnh.

Việc áp dụng hệ thống quản lý VietGAP hiện nay, lãnh đạo Cục Trồng trọt cũng nhìn nhận một số bất cập từ văn bản quản lý và sẽ xem xét đưa vào chương trình sửa đổi ngay trong năm 2017 này. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cũng nhận định: “DN có vai trò dẫn dắt nông dân, dẫn dắt nền nông nghiệp bền vững vào hội nhập. DN cũng là đơn vị đi đầu trong tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, là hạt nhân liên kết nông dân với thị trường”.

Doanh nghiệp đóng gói sản phẩm nông nghiệp trước khi xuất ra thị trường.
Doanh nghiệp đóng gói sản phẩm nông nghiệp trước khi xuất ra thị trường.


Những mô hình “liên kết chùm” VinEco triển khai đang tạo hiệu ứng lan tỏa rất tích cực cho ngành nông nghiệp. Hơn lúc nào hết, cần nhiều hơn nữa những sự tiên phong và những DN sẵn sàng “xắn tay” cùng khó với nông dân để kiến tạo những chuỗi nông sạch sản, vì tương lai lâu dài cho các thế hệ mai sau.

Nhận định về vai trò của DN trong nông nghiệp, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: “Nếu không có doanh nghiệp làm cầu nối thì nông dân bơ vơ vô cùng, bơ vơ trong sản xuất, bơ vơ trong tiêu thụ. Ngoài ra, doanh nghiệp còn đảm nhận vai trò giám sát chất lượng sản phẩm...”.

Theo Thanh Tuyền/nongnghiep

TIN LIÊN QUAN

Tin mới