Quỳnh Diễn rộn ràng nghề đan lát

(Baonghean.vn)- Sau vụ mùa tất bật, xã Quỳnh Diện ( Quỳnh Lưu) lại rộn ràng với nghề đan lát hàng thủ công xuất khẩu.  

Chị Nguyễn Thị Ái, làng nghề xóm Đồng Văn cho biết: Trước đây người dân dệt chiếu cói, mành, đóng thảm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Hơn 20 năm nay chuyển sang làm mây tre đan xuất khẩu, mặt hàng chủ yếu các loại đèn lồng. Thu nhập khá hơn trước lại không phải lo đầu ra cho sản phẩm. Nhờ có nghề đan đèn lồng xuất khẩu, tôi có thu nhập khoảng 70 đến 100 nghìn đồng/ ngày.

Những ngày không phải ra đồng, người dân  tập trung  đan lát. Người nào đan nhanh, làm liên tục  có thể kiếm được mỗi ngày từ 100- 130 nghìn, người làm ít mỗi ngày cũng kiếm được 50 nghìn.
Những ngày không phải ra đồng, người dân tập trung đan lát. Người nào đan nhanh, làm liên tục có thể kiếm được mỗi ngày từ 100 - 130 nghìn đồng, người làm ít mỗi ngày được 50 nghìn đồng.
 Khâu chẻ nan đúng kỹ thuật thì đã đành nhưng lúc kết lồng phải thật khéo tay, chỉ cần một đường nan chỉnh không đều hàng thì chiếc đèn sẽ không đẹp vì thế đôi tay phải rất khéo léo.
Kết lồng phải thật khéo tay, chỉ cần một đường nan chỉnh không đều hàng thì chiếc đèn sẽ không đẹp.
Chị Nguyễn Thị Bích, làng Thuận Hóa ''tay'' đan đèn lồng khá giỏi của làng. Mỗi ngày chị đan được 5 chiếc đèn lồng loại lớn nhất. Chị Bích cho biết:
Chị Nguyễn Thị Bích, làng Thuận Hóa ''tay'' đan đèn lồng khá giỏi của làng. Mỗi ngày chị đan được 5 chiếc đèn lồng loại lớn nhất. Chị Bích cho biết: " Công ty Đức Phong lo khâu nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho bà con, ai làm nhiều thì có thu nhập cao". Bình quân mỗi tháng chị Bích thu nhập 4 triệu đồng từ nghề mấy tre đan.
 Trong mỗi gia đình, không khí đan lát  thật rộn ràng. Mỗi người mỗi công việc, người đan lát, người cắt nan, vót nan, chẻ nan...
Chẻ, vót nan, cộng việc quan trọng của nghề đan.
Sau khi hoàn tất chiếc đèn lồng, người dân xâu đèn thành từng chùm và đem cất nhà kho chờ ngày giao hàng.
Sau khi hoàn tất chiếc đèn lồng, người dân xâu đèn thành từng chùm và đem cất nhà kho chờ ngày giao hàng.
Mỗi tuần mỗi lần, xe ô tô của công ty Đức Phong đến tại làng  nhận hàng. Các mặt hàng chủ yếu như mẫu đèn lồng các loại, giỏ xách... nhập ra nước ngoài. Theo ông Nguyễn Ngọc Lạn- Chủ tịch UBND xã Quỳnh Diện thì về phía người dân không phải đầu tư vốn cũng không phải lo đầu ra của sản phẩm mà nguyên liệu do công ty Đức Phong cung cấp. Thu nhập người dân phụ thuộc vào số lượng sản phẩm của mình. Thu nhập từ nghề mây tre đan xuất khẩu cho người dân có mức thu nhập từ 2 triệu- 4 triệu/ người/ tháng.

Mỗi tuần, xe ô tô của công ty Đức Phong đến tại làng nhận hàng. Các mặt hàng chủ yếu như mẫu đèn lồng các loại, giỏ xách... nhập ra nước ngoài. Theo ông Nguyễn Ngọc Lạn- Chủ tịch UBND xã Quỳnh Diện, làm nghề này, người dân không phải đầu tư vốn cũng không phải lo đầu ra của sản phẩm mà nguyên liệu do công ty Đức Phong cung cấp. Thu nhập người dân phụ thuộc vào số lượng sản phẩm của mình. Thu nhập từ nghề mây tre đan xuất khẩu cho người dân có mức thu nhập từ 2 triệu- 4 triệu/ người/ tháng.

Sau khi giao hàng, người dân nhận nguyên liệu về làm tiếp
Sau khi giao hàng, người dân nhận nguyên liệu về tiếp tục làm ra nhiều sản phấm khác.

                                                                                                                                               Thu Hương

TIN LIÊN QUAN

Tin mới