Lên núi cao xem những đường hào dài hàng nghìn mét ngăn trâu, bò để trồng rừng thay thế

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Trên địa bàn tỉnh, nhiều dự án phát triển KT - XH khi thực hiện cần phải trồng rừng thay thế. Tuy nhiên, đất trống quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ tập trung ở các huyện như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong…, công tác trồng rừng thay thế đang hết sức khó khăn.

Một trong những khó khăn đang nổi lên là những vùng có thể quy hoạch trồng rừng thay thế trên địa bàn huyện núi cao lại là vùng người dân chăn thả trâu, bò. Bởi vậy, cùng với việc vận động, tuyên truyền người dân di chuyển đàn trâu, bò; các đơn vị nhận nhiệm vụ trồng rừng buộc phải đào hào, dựng rào chắn…

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Nghệ An ghi nhận được dịp đầu tháng 2/2024.

bna-trong-rung-tt6-thanh-cuong-7501.jpg
Một trong những địa điểm trồng rừng thay thế của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương thuộc xã Yên Thắng. Vùng núi này ở độ cao khoảng 800m so với mực nước biển, là khu vực chăn thả trâu, bò của người dân xã Yên Thắng và xã Yên Hòa. Ảnh: Thành Cường
bna-trong-rung-tt13-thanh-cuong-8363.jpg
Để lên vùng trồng rừng thay thế, từ trụ sở xã Yên Thắng phải qua các bản Văng Lin, Xốp Cốc và bản Tạt, sau đó, phải vượt dốc Càng Hèm với khoảng hơn 1h đồng hồ. Ảnh: Thành Cường
bna-trong-rung-tt7-thanh-cuong-1211.jpg
Đến vùng trồng rừng thay thế, đập vào mắt là hệ thống hào cùng hàng rào dây thép gai để ngăn trâu, bò. Ảnh: Thành Cường
bna-trong-rung-tt12-thanh-cuong-2755.jpg
Theo cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương, hệ thống hào trên núi khu vực xã Yên Thắng mà ban quản lý đã đào có chiều dài khoảng 2.200m. Ảnh: Thành Cường       
bna-trong-rung-tt10-thanh-cuong-6221.jpg
Quan sát từ flycam, thấy rõ việc đào hào trên núi cao để ngăn trâu, bò là cả một sự công phu. Ảnh: Thành Cường
bna-trong-rung-tt11-thanh-cuong-4587.jpg
Điều đáng lo ngại là dù tốn công sức như vậy, nhưng việc trồng rừng thay thế của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương vẫn chưa khả quan, một phần nguyên nhân là trâu, bò vẫn lọt vào phá cây trồng. Ảnh: Thành Cường
bna-trong-rung-tt9-thanh-cuong-18.jpg
Trên vùng núi Yên Thắng, cây bản địa được lựa chọn trồng là cây mét. Tuy nhiên, phần lớn cây mét trồng đã bị trâu, bò phá hoại. Số cây mét còn lại (trong ảnh) kém phát triển. Vì vậy, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tương Dương sau vài lần trồng lại đã phải tính đến việc lựa chọn cây trồng mới, cũng như tăng cường giải pháp chống nạn trâu, bò thả rông. Ảnh: Thành Cường
bna-trong-rung-tt2-thanh-cuong-1157.jpg
Trong ảnh là vùng trồng rừng thay thế của Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tại thung lũng Piêng Lắc, xã Châu Lý. Ảnh: Thành Cường
bna-trong-rung-tt1-thanh-cuong-6652.jpg
Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống lựa chọn cây chò chỉ để trồng rừng tại thung lũng Piêng Lắc, thực địa cho thấy kết quả sau 1 năm là có khả quan. Ảnh: Thành Cường
bna-trong-rung-tt5-thanh-cuong-9759.jpg
Đường vào thung lũng Piêng Lắc hết sức khó khăn, lối mòn gồ ghề, nhiều dốc cao. Ảnh: Thành Cường
bna-trong-rung-tt4-thanh-cuonngf-2679.jpg
Thung lũng Piêng Lắc cũng là điểm chăn thả trâu, bò của người dân các xã Châu Lý, Bắc Sơn, huyện Quỳ Hợp. Thế nên, để thực hiện nhiệm vụ trồng rừng thay thế, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải bỏ kinh phí đào hệ thống hào ngăn trâu, bò xâm nhập. Ảnh: Thành Cường
bna-trong-rung-tt3-thanh-cuong-9098.jpg
Theo cán bộ Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống thì ban đã phải đào gần 1.000m hào để ngăn trâu, bò. Còn về kết quả trồng rừng, thì chưa thể đánh giá dù rằng cảm nhận cây chò chỉ đã bén đất Piêng Lắc. Ảnh: Thành Cường

Tin mới