Mùa vịt chạy đồng

(Baonghean.vn)- Huyện Yên Thành có vựa lúa lớn bậc nhất của tỉnh, những cánh đồng trồng lúa trở thành nơi lý tưởng để phát triển thêm nghề chăn nuôi vịt.

Đàn vịt khi còn nhỏ, dưới 25 ngày tuổi được chăm nuôi ở nhà. Sau 25 ngày tuổi có thể đưa vịt ra đồng để tự đi kiếm mồi cho đến ngoài 60 ngày tuổi thì có thể trở thành vịt thương phẩm. Vì thế gọi là "vịt chạy đồng". Vòng đời của một con vịt con mới nở cho đến khi thành vịt thương phẩm từ 60 -75 ngày, từ 1,5 đến 2 kg/con là có thể bán đại trà. Nếu từ 38-42 nghìn/kg bán tại đồng như hiện nay là "được giá". Còn vụ mùa đầu năm vừa rồi, có thời điểm giá chỉ 32 nghìn/kg, người nuôi coi như "làm không công".

Tại thời điểm hiện nay, đàn vịt chạy đồng ở Yên Thành đang bắt đầu vào mùa. Đa số hộ nông dân ở Yên Thành đều chăn nuôi nhỏ lẻ đàn vịt dưới 100 con, chủ yếu tự cung tự cấp về thực phẩm, chỉ bán một ít, một ít con nuôi vịt đẻ lấy trứng. Ngoài ra, có khoảng 30 hộ dân phát triển đàn vịt chạy đồng với quy mô trên 1000 con/hộ, chủ yếu nuôi vịt thương phẩm hàng hóa. Vịt chạy đồng thường được các thương lái đưa xe ô tô đến mua sĩ đi bán ở Vinh, các huyện miền núi trong tỉnh, đi Hà Nội.

Dưới đây là một số hình ảnh về "vịt chạy đồng" phóng viên Báo Nghệ An ghi lại tại Yên Thành:

Đàn vịt của hộ anh Vũ Đình Tường và Thái Hữu Ngọc ở xóm 4 xã Tăng Thành chung nhau với tổng đàn mùa này là 2.200 con, chia thành 3 lứa: 700 con khoảng 50 ngày tuổi; 700 con khoảng 40 ngày tuổi, 800 con khoảng 30 ngày tuổi. Trong ảnh là đàn vịt ngoài 40 ngày tuổi đang kiếm mồi ở kênh đào, bên cạnh nơi làm ràng nhốt vịt trên đồng.
Đàn vịt của hộ anh Vũ Đình Tường và Thái Hữu Ngọc ở xóm 4 xã Tăng Thành chung nhau với tổng đàn mùa này là 2.200 con, chia thành 3 lứa: 700 con khoảng 50 ngày tuổi; 700 con khoảng 40 ngày tuổi, 800 con khoảng 30 ngày tuổi. Trong ảnh là đàn vịt ngoài 40 ngày tuổi đang kiếm mồi ở kênh đào, bên cạnh nơi làm ràng nhốt vịt trên đồng.
Đàn vịt gần đến mùa thu hoạch trở thành nơi nhòm ngó của kẻ trộm. Vì thế người nuôi phải “ba cùng” với vịt. Trong ảnh là lều ngủ ngoài đồng của hộ anh Vũ Đình Tường bên cạnh lều vịt.
Đàn vịt gần đến mùa thu hoạch trở thành nơi nhòm ngó của kẻ trộm. Vì thế người nuôi phải “ba cùng” với vịt. Trong ảnh là lều ngủ ngoài đồng của hộ anh Vũ Đình Tường bên cạnh lều vịt.
Và phải mắc võng bên cạnh con kênh để trông coi đàn vịt.
Và phải mắc võng bên cạnh con kênh để trông coi đàn vịt.
Giống vịt con hiện nay không còn là giống bầu đất mà chủ yếu là giống vịt bầu trắng, do các lò ấp ở các xã Long Thành, Xuân Thành, Hoa Thành, Hợp Thành (Yên Thành) cung cấp. Ngoài ra, anh Vũ Đình Tường cho biết mùa này gia đình anh phải nhập 1000 con từ tỉnh Hà Tây vì nguồn cung cấp tại các lò ấp trong huyện không đủ. Vịt đưa từ Hà Tây về mỗi con 3 ngày tuổi giá 5000 đồng.
Giống vịt con hiện nay không còn là giống bầu đất mà chủ yếu là giống vịt bầu trắng, do các lò ấp ở các xã Long Thành, Xuân Thành, Hoa Thành, Hợp Thành (Yên Thành) cung cấp. Ngoài ra, anh Vũ Đình Tường cho biết mùa này gia đình anh phải nhập 1000 con từ tỉnh Hà Tây vì nguồn cung cấp tại các lò ấp trong huyện không đủ. Vịt đưa từ Hà Tây về mỗi con 3 ngày tuổi giá 5000 đồng.
Ở Tăng Thành mùa này chỉ có 3 hộ nuôi nhiều là hộ anh Vũ Đình Tường, Thái Hữu Ngọc và Phan Văn Hải. Khi lúa chưa trổ bông, đàn vịt được phép chăn thả ở các cánh đồng để vịt ăn các loài côn trùng, cua, ốc... Nhờ đàn vịt mà diệt được nạn ốc vàng hại lúa. Hết đồng này thì chạy sang đồng khác và người chăn vịt cũng chạy theo vịt trên các đồng Gọn, đồng Ga, Nương Dưa, đồng Tro, Rộc Thuyền, Cánh Sơn, Đồng Lý, Rộc Cửa... Trong ảnh là anh Vũ Đình Tường và đàn vịt trên đồng Gọn (Tăng Thành).
Ở Tăng Thành mùa này chỉ có 3 hộ nuôi nhiều là hộ anh Vũ Đình Tường, Thái Hữu Ngọc và Phan Văn Hải. Khi lúa chưa trổ bông, đàn vịt được phép chăn thả ở các cánh đồng để vịt ăn các loài côn trùng, cua, ốc... Nhờ đàn vịt mà diệt được nạn ốc vàng hại lúa. Hết đồng này thì chạy sang đồng khác và người chăn vịt cũng chạy theo vịt trên các đồng Gọn, đồng Ga, Nương Dưa, đồng Tro, Rộc Thuyền, Cánh Sơn, Đồng Lý, Rộc Cửa... Trong ảnh là anh Vũ Đình Tường và đàn vịt trên đồng Gọn (Tăng Thành).
Vịt ăn dưới đồng, đứng trên bờ rất khó nhìn thấy. Nhưng người nuôi vịt chạy đồng chuyên nghiệp thì có thể nhìn theo hướng cây lúa rung mà phát hiện ra đàn vịt.
Vịt ăn dưới đồng, đứng trên bờ rất khó nhìn thấy. Nhưng người nuôi vịt chạy đồng chuyên nghiệp thì có thể nhìn theo hướng cây lúa rung mà phát hiện ra đàn vịt.
Chỉ cần gọi “vít vịt vịt” là đàn vịt chạy lên để ăn mồi bổ sung. Thức ăn bổ sung cho vịt làm từ cám trộn bã bia đặt mua ở nhà máy bia Vinh. Mỗi tạ bã bia đưa về Yên Thành có giá 200 nghìn đồng. 
Chỉ cần gọi “vít vịt vịt” là đàn vịt chạy lên để ăn mồi bổ sung. Thức ăn bổ sung cho vịt làm từ cám trộn bã bia đặt mua ở nhà máy bia Vinh. Mỗi tạ bã bia đưa về Yên Thành có giá 200 nghìn đồng. 
Luôn phải có lều để che cho vịt phòng khi gặp mưa. 
Luôn phải có lều để che cho vịt phòng khi gặp mưa. 
Một số nhà hàng trên địa bàn cũng đặt mua vịt thương phẩm tại ràng vịt anh Tường.
Một số nhà hàng trên địa bàn cũng đặt mua vịt thương phẩm tại ràng vịt anh Tường.
Món thịt vịt luộc được cho là ngọt, mát, được các thực khách ưa chuộng và gần như là món chính vào mùa hè ở các quán nhậu ở Yên Thành. Trong ảnh là cảnh làm thịt vịt và chế biến thịt vịt ở một nhà hàng trên xã Hoa Thành.
Món thịt vịt luộc được cho là ngọt, mát, được các thực khách ưa chuộng và gần như là món chính vào mùa hè ở các quán nhậu ở Yên Thành. Trong ảnh là cảnh làm thịt vịt và chế biến thịt vịt ở một nhà hàng trên xã Hoa Thành.

Thực hiện: Ngô Kiên - Cảnh Nam

TIN LIÊN QUAN

Tin mới