Chở bánh đa về nhà

Nắng càng to, làng nghề bánh đa ở Nghệ An càng nhộn nhịp

(Baonghean.vn) - Tranh thủ những ngày nắng nóng kéo dài, bà con làm nghề bánh đa ở xã Châu Nhân (Hưng Nguyên) đang tích cực sản xuất, dự trữ hàng hóa.
Là 1 trong 2 sản phẩm chính của làng nghề Đông Nhật, bánh đa được người dân ở đây sản xuất quanh năm, nhưng tập trung vào mùa hè, nhất là giai đoạn nắng nóng. Dịp này về xã Châu Nhân thấy bà con làm nghề nhộn nhịp, bánh đa được phơi khắp đường làng, đường đê. Ảnh: Huy Thư
Là 1 trong 2 sản phẩm chính của làng nghề Đông Nhật, bánh đa được người dân ở đây sản xuất quanh năm, nhưng tập trung vào mùa hè, nhất là giai đoạn nắng nóng. Dịp này về xã Châu Nhân thấy bà con làm nghề nhộn nhịp, bánh đa được phơi khắp đường làng, đường đê. Ảnh: Huy Thư
Theo bà con địa phương, trước đây khi đang còn tráng bánh bằng nồi, phải ngồi làm việc bên bếp lửa những ngày nắng nóng, công việc tráng bánh quá vất vả. Nay hầu hết các hộ theo nghề trên địa bàn đều sắm dây chuyền tráng bánh bằng máy, nên đỡ vất vả hơn, năng suất lao động cũng cao gấp nhiều lần. Ảnh: Huy Thư
Theo bà con địa phương, trước đây khi đang còn tráng bánh bằng nồi, phải ngồi làm việc bên bếp lửa những ngày nắng nóng, công việc tráng bánh quá vất vả. Nay hầu hết các hộ theo nghề trên địa bàn đều sắm dây chuyền tráng bánh bằng máy, nên đỡ vất vả hơn, năng suất lao động cũng cao gấp nhiều lần. Ảnh: Huy Thư

Sản phẩm bánh đa xã Châu Nhân được làm từ gạo ngon, vừng đen, tráng bằng máy, có hình vuông và được phơi trên những tấm phên tre truyền thống. Trung bình mỗi cân gạo, người dân ở đây tráng được 20 - 25 chiếc bánh, tùy vào độ dày, mỏng, lớn, bé của bánh. Ảnh: Huy Thư
Sản phẩm bánh đa xã Châu Nhân được làm từ gạo ngon, vừng đen, tráng bằng máy, có hình vuông và được phơi trên những tấm phên tre truyền thống. Trung bình mỗi cân gạo, người dân ở đây tráng được 20 - 25 chiếc bánh, tùy vào độ dày, mỏng, lớn, bé của bánh. Ảnh: Huy Thư
Anh Nguyễn Văn Đoàn (51 tuổi) ở xóm 5, xã Châu Nhân cho biết: Giai đoạn nắng nóng kịch liệt này, mỗi ngày gia đình anh tráng khoảng 3 tạ gạo được khoảng 6.000 chiếc bánh đa. Dây chuyền sản xuất gồm 3 người làm (2 người chuyên bám máy để lấy bánh, rải bánh lên phên, còn anh chuyên chở bánh đi phơi trên đường đê). Ảnh: Huy Thư
Anh Nguyễn Văn Đoàn (51 tuổi) ở xóm 5, xã Châu Nhân cho biết: Giai đoạn nắng nóng kịch liệt này, mỗi ngày gia đình anh tráng khoảng 3 tạ gạo được khoảng 6.000 chiếc bánh đa. Dây chuyền sản xuất gồm 3 người làm (2 người chuyên bám máy để lấy bánh, rải bánh lên phên, còn anh chuyên chở bánh đi phơi trên đường đê). Ảnh: Huy Thư
Vợ anh Đoàn cho biết, để công việc tráng bánh hoàn tất sớm, buổi tối gạo làm bánh đã được ngâm, xay hoàn chỉnh. Khoảng 3h rưỡi sáng, dây chuyền tráng bánh được khởi động, 4h thì cả nhà bắt tay vào tráng bánh, phơi bánh liên tục đến tầm 9h30 hoặc 10h thì xong. Trời nắng to, làm xong càng sớm càng tốt. Ảnh: Huy Thư
Vợ anh Đoàn cho biết, để công việc tráng bánh hoàn tất sớm, buổi tối gạo làm bánh đã được ngâm, xay hoàn chỉnh. Khoảng 3h rưỡi sáng, dây chuyền tráng bánh được khởi động, 4h thì cả nhà bắt tay vào tráng bánh, phơi bánh liên tục đến tầm 9h30 hoặc 10h thì xong. Trời nắng to, làm xong càng sớm càng tốt. Ảnh: Huy Thư
Ông Nguyễn Ngọc Thục (60 tuổi) ở xóm 6, xã Châu Nhân cho hay: Làm bánh đa có nhiều công đoạn, nhưng phơi bánh là khâu quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. Những ngày nắng nóng 39 - 40 độ C, bánh đa chỉ cần phơi 2 tiếng đồng hồ là có thể thu cất. Hiện mỗi ngày gia đình ông sử dụng 2 tạ gạo để làm bánh. Ảnh: Huy Thư
Ông Nguyễn Ngọc Thục (60 tuổi) ở xóm 6, xã Châu Nhân cho hay: Làm bánh đa có nhiều công đoạn, nhưng phơi bánh là khâu quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm. Những ngày nắng nóng 39 - 40 độ C, bánh đa chỉ cần phơi 2 tiếng đồng hồ là có thể thu cất. Hiện mỗi ngày gia đình ông sử dụng 2 tạ gạo để làm bánh. Ảnh: Huy Thư
Thường các hộ làm nghề bánh đa ở xã Châu Nhân đều thuê thêm nhân công ở trong vùng. Họ phụ giúp các gia đình trong việc tráng, phơi, thu cất bánh. Tiền công mỗi ngày làm việc khoảng 200.000 đồng/người. Ảnh: Huy Thư
Thường các hộ làm nghề bánh đa ở xã Châu Nhân đều thuê thêm nhân công ở trong vùng. Họ phụ giúp các gia đình trong việc tráng, phơi, thu cất bánh. Tiền công mỗi ngày làm việc khoảng 200.000 đồng/người. Ảnh: Huy Thư
Theo bà con trong nghề, trời nắng to, làm việc vất vả, nhưng phơi bánh mau khô. Mỗi buổi làm bánh phải phơi nhiều mẻ và thu cất nhiều lần, tầm 12h thì các gia đình hoàn tất công việc. Trong quá trình phơi nắng, người phơi bánh phải canh bánh thường xuyên, căn giờ thu cất hợp lý, không để bánh phơi quá lâu sẽ cứng, cong, khó xếp, khó nướng. Ảnh: Huy Thư
Theo bà con trong nghề, trời nắng to, làm việc vất vả, nhưng phơi bánh mau khô. Mỗi buổi làm bánh phải phơi nhiều mẻ và thu cất nhiều lần, tầm 12h thì các gia đình hoàn tất công việc. Trong quá trình phơi nắng, người phơi bánh phải canh bánh thường xuyên, căn giờ thu cất hợp lý, không để bánh phơi quá lâu sẽ cứng, cong, khó xếp, khó nướng. Ảnh: Huy Thư
Với người dân làm nghề bánh đa làng Đông Nhật, trời nắng to, kéo dài là điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, phơi hong. Các gia đình làm nghề ở đây đều tranh thủ dịp nắng nóng đẩy mạnh sản xuất trong điều kiện có thể. Ảnh: Huy Thư
Với người dân làm nghề bánh đa làng Đông Nhật, trời nắng to, kéo dài là điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, phơi hong. Các gia đình làm nghề ở đây đều tranh thủ dịp nắng nóng đẩy mạnh sản xuất trong điều kiện có thể. Ảnh: Huy Thư
Chị Nguyễn Thị Lĩnh ở xóm 5, xã Châu Nhân chia sẻ: Nắng nóng, số lượng bánh đa tiêu thụ không nhiều, nhưng các hộ làm nghề ở địa phương đều đẩy mạnh việc sản xuất để dự trữ, phòng mùa mưa không làm được bánh, nhưng vẫn có hàng để bán. Riêng gia đình chị có 2 kho chứa được cả chục vạn chiếc bánh đa. Những năm qua, bánh đa làng Đông Nhật được tiêu thụ rộng khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Huy Thư
Chị Nguyễn Thị Lĩnh ở xóm 5, xã Châu Nhân chia sẻ: Nắng nóng, số lượng bánh đa tiêu thụ không nhiều, nhưng các hộ làm nghề ở địa phương đều đẩy mạnh việc sản xuất để dự trữ, phòng mùa mưa không làm được bánh, nhưng vẫn có hàng để bán. Riêng gia đình chị có 2 kho chứa được cả chục vạn chiếc bánh đa. Những năm qua, bánh đa làng Đông Nhật được tiêu thụ rộng khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Huy Thư

Tin mới