Nghệ An: 6 tháng nuôi thả hơn 1.250 ha tôm

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Trong 6 tháng đầu năm, Nghệ An nuôi thả 1.255 ha tôm, trong đó đã có hơn 65 ha bị nhiễm bệnh. Nhận định của cơ quan chuyên môn, 6 tháng cuối năm, người nuôi tôm vẫn còn phải đối mặt  với những khó khăn, thách thức, nguy cơ phát sinh dịch bệnh, giá cả vật tư đầu vào vẫn còn tăng.
Sáng 10/6, tại xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá tình hình nuôi tôm 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2022. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, các huyện, thị xã trong vùng nuôi tôm và một số chủ hộ nuôi tôm trên địa bàn. Đồng chí Trần Xuân Học - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ trì hội nghị. Ảnh: Xuân Hoàng

Sáng 10/6, tại xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá tình hình nuôi tôm 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2022. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, các huyện, thị xã trong vùng nuôi tôm và một số chủ hộ nuôi tôm trên địa bàn. Đồng chí Trần Xuân Học - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ trì hội nghị. Ảnh: Xuân Hoàng

Báo cáo của Chi cục Thủy sản cho biết, diễn biến thời tiết trong các tháng đầu năm khó lường; hạ tầng nhiều vùng nuôi tôm xuống cấp gây bất lợi cho hoạt động nuôi tôm thương phẩm. Bệnh trên tôm nuôi thương phẩm xảy ra sớm và có chiều hướng lây lan nhanh. Vật tư đầu vào tăng cao làm gia tăng chi phí sản xuất trong nuôi tôm thương phẩm.

Song, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng khoa học công nghệ mới như công nghệ sinh học, nuôi nhiều giai đoạn, nuôi tuần hoàn,... kết hợp với đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ở cả vùng nuôi và từng cơ sở nuôi đã làm cho năng suất và hiệu quả nuôi tôm tăng cao hơn nhiều lần so với nuôi tôm truyền thống trong ao (10-15 tấn/ha).

Nghề nuôi tôm thương phẩm đòi hỏi đầu tư lớn và có nhiều kinh nghiệm. Ảnh: Xuân Hoàng

Nghề nuôi tôm thương phẩm đòi hỏi đầu tư lớn và có nhiều kinh nghiệm. Ảnh: Xuân Hoàng

Lĩnh vực sản xuất giống có những biến chuyển phát triển tốt, từ quy trình sản xuất, đến tăng mạnh cả về số lượng và chủng loại, chất lượng được kiểm soát chặt chẽ. Đến hết tháng 5, số lượng sản xuất, ương dưỡng tôm giống đạt 1.200 triệu con bằng 104% so cùng kỳ năm 2021.

Đối tượng nuôi tôm thương phẩm là tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Tính đến hết tháng 5, diện tích thả nuôi là 1.255 ha (bằng 100,24% so cùng kỳ năm 2021). Trong đó, 591 ha thả trước lịch thời vụ và 664 ha thả đúng khung lịch thời vụ.

Người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh áp dụng 2 hình thức nuôi hiện nay là nuôi ao và nuôi bể/lồng nổi. Các hộ đầu tư theo loại hình nuôi trong bể lồng/nổi chủ yếu áp dụng theo quy trình nhiều giai đoạn, áp dụng công nghệ sinh học; còn các hộ nuôi trong ao thì áp dụng cả theo quy trình nuôi 1 giai đoạn và quy trình nuôi nhiều giai đoạn, hầu hết đã áp dụng các sản phẩm từ công nghệ về sinh học để nuôi tôm.

Người nuôi tôm thường xuyên đứng trước nỗi lo tôm bị dịch bệnh. Ảnh: Xuân Hoàng
Người nuôi tôm thường xuyên đứng trước nỗi lo tôm bị dịch bệnh. Ảnh: Xuân Hoàng

Trong 6 tháng đầu năm các dịch bệnh trên tôm nuôi: Bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính... đã xuất hiện tại 109 hộ/191 đầm tôm với tổng diện tích bị bệnh 65,57 ha, ở các địa phương: Thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Diễn Châu.

Tại hội nghị, đại diện các địa phương và người nuôi tôm cho rằng, tăng cường kiểm tra xử lý các cơ sở kinh doanh vật tư đầu vào nuôi tôm; các cơ sở kinh doanh giống tôm, thức ăn cho tôm cần có những cơ chế chính sách hỗ trợ cho người nuôi. Đồng chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm của một số chủ đầm nuôi đã mang lại hiệu quả cao; đề nghị các địa phương, ban ngành có giải pháp đối với những diện tích nuôi không hiệu quả, nhằm tránh tình trạng lãng phí đất.

Theo nhận định của Sở Nông nghiệp và PTNT, thời gian 6 tháng cuối năm, người nuôi tôm vẫn còn phải đối mặt những khó khăn, thách thức, vì thì thời tiết bất thường, tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ phát sinh dịch bệnh; giá cả vật tư đầu vào vẫn có khả năng gia tăng ảnh hưởng đến mọi mặt trong quá trình sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm.

Trong 6 tháng đầu năm, dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra nhiều nơi trên các vùng nuôi của tỉnh. Ảnh: Thanh Phúc

Trong 6 tháng đầu năm, dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra nhiều nơi trên các vùng nuôi của tỉnh. Ảnh: Thanh Phúc

Do vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chi cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đề cao phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Tập trung nâng cao hiệu quả chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi tôm.

Các địa phương, triển khai các đề án, chương trình phát triển thủy sản đã được phê duyệt; quản lý hoạt động sản xuất, ương dưỡng giống và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Chỉ đạo người dân thực hiện sản xuất đúng mùa vụ, tuân thủ quy trình nuôi và các quy định của nhà nước. Tổ chức ra quân làm thủy lợi nạo vét hệ thống kênh cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường vùng nuôi các vùng nuôi tôm mặn, lợ.

Đối với người nuôi tôm, cần tu sửa, gia cố lại bờ để đảm bảo cho các ao được chắc chắn, không bị rò rỉ, tránh sự lây lan mầm bệnh khi trong vùng có nguy cơ lây lan dịch bệnh. Cần bố trí lại quy mô hệ thống nuôi: 30% diện tích ao nuôi và 50% ao chứa lắng nước và 20% diện tích xử lý nước thải và chất thải; mật độ thả nuôi ≤ 80 con/m2.

Tin mới