Nghệ An: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 tăng từ nhu cầu chi tiêu dịp Tết Nguyên đán 2023

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Tháng 1/2023 trùng với Tết Nguyên đán, nhu cầu chi tiêu, mua sắm của người dân trên địa bàn Nghệ An tăng cao; chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 0,77% so với tháng trước, tăng 3,81% so với cùng kỳ năm trước.

Các cơ sở kinh doanh thương mại tổ chức đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút người dân mua sắm. Thị trường hàng hóa với nhiều chủng loại phong phú, chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Theo Cục Thống kê Nghệ An, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2023 ước đạt 11.997,2 tỷ đồng, tăng 22,99% so với tháng trước, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nhu cầu tiêu dùng dịp Tết tăng cao đẩy doanh số bán lẻ hàng hóa tăng so với tháng trước. Ảnh: Thu Huyền
Nhu cầu tiêu dùng dịp Tết tăng cao đẩy doanh số bán lẻ hàng hóa tăng so với tháng trước. Ảnh: Thu Huyền

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1/2023 ước đạt 10.249,8 tỷ đồng, chiếm 85,43% tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, tăng 24,89% so với tháng trước và tăng 10,27% so với cùng kỳ năm trước.

Có 12 nhóm ngành đều tăng so với cùng kỳ, gồm: Lương thực, thực phẩm ước đạt 3.232,9 tỷ đồng, tăng 12,16%; Hàng may mặc ước đạt 573,4 tỷ đồng, tăng 7,14%; Đồ dùng, dụng cụ gia đình ước đạt 697,6 tỷ đồng, tăng 3,93%; Gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 633,8 tỷ đồng, tăng 2,29%; Ô tô các loại ước đạt 2.412,5 tỷ đồng, tăng 1,01%; Phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) ước đạt 454,8 tỷ đồng, tăng 0,5%; Xăng, dầu các loại ước đạt 1.398 tỷ đồng, tăng 47,53%; Nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) ước đạt 79,7 tỷ đồng, tăng 30,52%; Đá quý, kim loại quý và sản phẩm ước đạt 49,4 tỷ đồng, tăng 1,84%; Hàng hóa khác ước đạt 328,1 tỷ đồng, tăng 0,63%; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy ước đạt 330,9 tỷ đồng, tăng 8,73%.

Thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp đầu mối có phương án dự trữ hàng hóa, triển khai chương trình bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu người dân. Ảnh: Thu Huyền

Thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp đầu mối có phương án dự trữ hàng hóa, triển khai chương trình bình ổn thị trường, đáp ứng nhu cầu người dân. Ảnh: Thu Huyền

Doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống ước đạt 1.007,6 tỷ đồng, chiếm 8,40% tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, tăng 15,85% so với tháng trước và giảm 7,81% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Doanh thu ngành dịch vụ lưu trú ước đạt 86,3 tỷ đồng, tăng 7,50% so với tháng trước và giảm 16,14% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 921,2 tỷ đồng, tăng 16,70% so với tháng trước và giảm 6,95% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành tháng 1/2023 ước đạt 2,9 tỷ đồng, chiếm 0,02% tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, tăng gấp 6,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Do hoạt động du lịch phục hồi mạnh mẽ sau 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, đặc biệt là du lịch nội địa.

Đồ hoạ: Hữu Quân

Đồ hoạ: Hữu Quân

Hoạt động các ngành dịch vụ khác trong tháng 1/2023, ước đạt 736,9 tỷ đồng, chiếm 6,15% tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, tăng 9,93% so với tháng trước, tăng 67,76% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động các ngành dịch vụ sang tháng 1 tăng so với tháng trước và tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái; các dịch vụ sửa chữa máy tính, dịch vụ phục vụ cá nhân và gia đình, dịch vụ giặt là, dịch vụ cắt tóc, gội đầu nhu cầu tăng mạnh vào thời điểm cuối năm.

Chỉ số giá tiêu dùng: Tháng 1/2023 là tháng Tết Nguyên đán Quý Mão nên nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo quy luật tiêu dùng vào dịp Tết. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2023 tăng 0,77% so với tháng trước, tăng 3,81% so với cùng kỳ năm trước.

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng sôi động cuối năm. Ảnh: Thu Huyền
Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng sôi động cuối năm. Ảnh: Thu Huyền

Trong số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có 8 nhóm hàng hóa chỉ số tăng so với tháng trước đó là: Đồ uống và thuốc lá tăng 2,16%; giao thông tăng 1,55%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,33%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,88%; may mặc, mũ nón, giày, dép tăng 0,73%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,43%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,42%; bưu chính, viễn thông tăng 0,26%. Có 2 nhóm hàng chỉ số giữ nguyên so với tháng trước: thuốc và dịch vụ y tế; giáo dục. Có một nhóm hàng có chỉ số giảm là nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng giảm 0,40%.

Chỉ số giá vàng tăng 1,08% so với tháng trước, so với cùng kỳ tăng 1,78%. Giá vàng trong nước biến động cùng chiều theo giá vàng thế giới.

Chỉ số đô la Mỹ giảm 1,64% so với tháng trước, so với cùng kỳ giảm 2,10%,

Tin mới