Nghệ An: Dư nợ tín dụng tăng hơn 10%

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Hiện nay, cùng với đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế những tháng cuối năm, các ngân hàng đang triển khai thực hiện cho vay, dư nợ tín dụng tăng trưởng khá.

Đến thời điểm 30/9/2022, nguồn vốn huy động toàn địa bàn đạt 188.772 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 13.305 tỷ đồng, bằng 7,6%, cao hơn mức cùng kỳ năm 2021 (6,9%), cao hơn mức chung cả nước (4,14%), so với tháng trước giảm 427 tỷ đồng, bằng -0,2%.

Dự kiến đến thời điểm 31/10/2022, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước đạt 190.659 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 15.193 tỷ đồng, bằng 8,65%, cao hơn mức cùng kỳ 2021 (7,4%).

Đến cuối tháng 10/2022, tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 267.372 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 24.758 tỷ đồng, bằng 10,2%, cao hơn mức cùng kỳ năm 2021 (3,6%).

Nếu không tính Ngân hàng Phát triển, tổng dư nợ ước đạt 257.054 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 28.222 tỷ đồng, bằng 12,33%, cao hơn mức tăng cùng kỳ 2021 (5,2%). Trong đó, dư nợ trung, dài hạn (không tính Ngân hàng Phát triển) chiếm 42% tổng dư nợ.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Con Cuông giải ngân tại xã Thạch Ngàn. Ảnh: Thu Huyền
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Con Cuông giải ngân tại xã Thạch Ngàn. Ảnh: Thu Huyền

Dư nợ một số chương trình tín dụng ước đến ngày 31/10/2022:

Dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và địa bàn nông thôn toàn địa bàn ước là 106.025 tỷ đồng, chiếm 40% dư nợ toàn địa bàn.

Dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ước đạt 18.985 tỷ đồng, chiếm 7% tổng dư nợ toàn địa bàn.

Dư nợ cho vay xuất khẩu ước đạt 2.980 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 13,3%.

Dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ ước còn 150 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ước còn 194 tỷ đồng.

Nhờ triển khai các chương trình hỗ trợ lãi suất, nhiều doanh nghiệp được tiếp sức nguồn vốn ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh, phục hồi sau dịch bệnh. Trong ảnh: sản xuất tại Công ty TNHH may mặc Trọng Phúc ở huyện Diễn Châu. Ảnh: Thu Huyền
Nhờ triển khai các chương trình hỗ trợ lãi suất, nhiều doanh nghiệp được tiếp sức nguồn vốn ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh, phục hồi sau dịch bệnh. Trong ảnh: sản xuất tại Công ty TNHH may mặc Trọng Phúc ở huyện Diễn Châu. Ảnh: Thu Huyền

Bà Nguyễn Thị Thu Thu – Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An cho biết: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách cho vay ưu đãi trên địa bàn, đặc biệt là đối với việc cho vay Chương trình ưu đãi bằng nguồn vốn cho vay theo Nghị quyết 11/NQ-CP. Đối với Chương trình cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An đã được Ngân hàng Chính sách xã hội phân bổ 150 tỷ đồng và đã được Trưởng ban đại diện Ngân hàng Chính sách tỉnh phân bổ về cho các phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội cấp huyện, tuy nhiên chưa cho vay được vì hiện tại chưa có danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, ngân hàng cũng tiếp tục tổ chức các giải pháp nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh Nghệ An; tiếp tục triển khai thực hiện cho vay hỗ trợ đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao nông nghiệp sạch và các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cho vay các dự án lớn của tỉnh; hỗ trợ thu hồi nợ về cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP...

Tin mới