Nghệ An: 'Tắc' thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp tồn kho lượng lớn đá xẻ ốp lát

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Do thị trường các nước Trung Đông hạn chế mua các sản phẩm đá ốp lát nên mặt hàng này của một số doanh nghiệp ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đang bị tồn kho khá nhiều.
Lượng lớn đá xẻ tồn đọng tại một cơ sở chế biến đá ở xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp. Ảnh: Văn Trường.

Lượng lớn đá xẻ tồn đọng tại một cơ sở chế biến đá ở xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp. Ảnh: Văn Trường.

Có mặt tại xưởng chế biến đá của Công ty CP An Sơn thuộc xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp, thấy không còn cảnh nhộn nhịp xe ô tô vào ra chở hàng đá ốp lát xuất khẩu như trước đây, nay khá vắng lặng.

Đại diện của đơn vị này cho biết: Mặt hàng đá xẻ ốp lát lâu nay chủ yếu xuất bán sang thị trường các nước Trung Đông, nhưng từ khoảng tháng 8/2022 đến nay, họ chỉ mua nhỏ giọt và từ tháng 10/2022 đến nay họ dừng mua hẳn, đơn vị phải tìm thị trường trong nước để tiêu thụ nhưng bán được rất ít.

Đá xẻ được đóng hộp đang tồn kho khá nhiều của Công ty CP An Sơn thuộc xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp. Ảnh: Văn Trường.

Đá xẻ được đóng hộp đang tồn kho khá nhiều của Công ty CP An Sơn thuộc xã Đồng Hợp, huyện Quỳ Hợp. Ảnh: Văn Trường.

Hiện nay Công ty CP An Sơn hoạt động cầm chừng để 'nuôi' công nhân; trong kho đang tồn đọng trên 60 container (300m2 đá ốp lát/container), ngoài ra còn có khá nhiều sản phẩm đá ốp lát để ngoài trời đã bị mốc.

Cũng nằm trong tình trạng trên, một đơn vị chuyên chế biến đá xẻ ốp lát ở xã Đồng Hợp đang tồn kho trên 30 container. Đại diện của đơn vị này chia sẻ: Hiện nay chúng tôi đang tìm thị trường tiêu thụ nội địa ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Với việc tiêu thụ đá xẻ ốp lát khó khăn như thời gian qua, thì sang năm 2023 để duy trì hoạt động càng khó khăn hơn.

Một số khối lượng đá xẻ không bán được nay đã bị mốc đen. Ảnh: Văn Trường.

Một số khối lượng đá xẻ không bán được nay đã bị mốc đen. Ảnh: Văn Trường.

Thực tế cho thấy, khó khăn đầu ra của sản phẩm đá ốp lát đã gây ra nhiều khó khăn, tại một số cơ sở chế biến khoáng sản của huyện Quỳ Hợp đã phải cắt giảm lao động. Hệ thống thiết bị máy móc phải ngừng hoạt động thời gian dài cũng dễ bị hư hỏng, các công nhân chuyển đổi sang ngành nghề khác, khi các doanh nghiệp cần cũng rất khó gọi lại …

Ông Nguyễn Xuân Huệ - Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Phủ Quỳ I cho biết: Lâu nay địa bàn huyện Quỳ Hợp có khoảng trên 20 doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng khoáng sản đi các nước. Do ảnh thị trường các nước Trung Đông hạn chế tiêu thụ nên hầu hết các đơn vị phải hoạt động cầm chừng, có nơi dừng hoạt động sản xuất đá xẻ ốp lát. Số lượng còn "tồn" kho các loại đá ốp lát đang còn khá nhiều.

Một số cơ sở chế biến đá địa bàn Quỳ Hợp hoạt động cầm cự để duy trì công nhân. Ảnh: Văn Trường.

Một số cơ sở chế biến đá địa bàn Quỳ Hợp hoạt động cầm cự để duy trì công nhân. Ảnh: Văn Trường.

Số lượng đơn hàng xuất khẩu mới sang năm 2023 hầu như không có. Hàng năm huyện Quỳ Hợp thu được từ thuế tài nguyên khoảng gần 100 tỷ đồng, với tình hình hiện tại do đầu ra tiêu thụ khó khăn nên dự báo năm 2023 nguồn thu từ thuế tài nguyên sẽ giảm sút.

Tin mới