Người Việt ở Đức tuần hành phản đối quân sự hóa Biển Đông

Bất chấp thời tiết giá lạnh, đông đảo người Việt ở Frankfurt, Đức, mang theo quốc kỳ và biểu ngữ phản đối những động thái gây hấn gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông diễu qua trung tâm thành phố hôm 28/2.

Hôm qua, trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Frankfurt đã diễn ra cuộc biểu tình của bà con người Việt và bạn bè quốc tế nhằm yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động xây dựng và chiếm đóng trái phép tại Biển Đông.
Đây là cuộc biểu tình thứ 4 của cộng đồng người Việt tại đây kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam năm 2014 và hiện nay tiếp tục có những động thái mới làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông. 
Đây là cuộc biểu tình thứ 4 của cộng đồng người Việt tại đây kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam năm 2014 và hiện nay tiếp tục có những động thái mới làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông.Trung Quốc được cho là đang âm mưu quân sự hóa vùng biển này khi triển khai tên lửa, chiến đấu cơ và radar đến các đảo đá của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. 
Họ giương cao các biểu ngữ bằng nhiều thứ tiếng và hô vang những khẩu hiệu "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam", "Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế", "Việt Nam yêu hòa bình"...Trung Quốc được cho là đang âm mưu quân sự hóa vùng biển này khi triển khai tên lửa, chiến đấu cơ và radar đến các đảo đá của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. 
Đoàn biểu tình được cảnh sát dẫn đường và hộ tống chu đáo vào khu trung tâm.
Đoàn biểu tình được cảnh sát dẫn đường và hộ tống chu đáo vào khu trung tâm.
Một phật tử người Đức tham gia cuộc tuần hành bày tỏ sự ủng hộ với mục đích xuống đường vì hòa bình và công lý của cuộc biểu tình, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tôn trọng luật pháp và các công ước quốc tế, giữ gìn hòa bình ở Biển Đông.
Một phật tử người Đức tham gia cuộc tuần hành bày tỏ sự ủng hộ với mục đích xuống đường vì hòa bình và công lý của cuộc biểu tình, đồng thời kêu gọi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tôn trọng luật pháp và các công ước quốc tế, giữ gìn hòa bình ở Biển Đông.
Một bản kháng thư bằng tiếng Việt, Đức và Anh đã được đọc trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc.Kháng thư có đoạn:
Một bản kháng thư bằng tiếng Việt, Đức và Anh đã được đọc trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc. Kháng thư có đoạn: "Những tranh chấp tại Biển Đông, nơi có lượng tàu thuyền, vận tải hàng hóa nhiều bậc nhất trên thế giới, không phải là vấn đề riêng của Việt Nam với Trung Quốc mà là vấn đề chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, của cả thế giới, cần phải được giải quyết bằng con đường đối thoại đa phương, bằng pháp luật và các công ước quốc tế. Biển Đông đang gọi! Biển Đông đang rất cần những tiếng nói của sự thật và lẽ phải!".
Vượt qua những cơn gió lạnh trong nhiệt độ khoảng 2 độ C, đoàn biểu tình đã tuần hành qua các con phố tiến về quảng trường Romerberg, nơi có tòa thị chính của thành phố, đứng dọc theo tuyến phố trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc.
Vượt qua những cơn gió lạnh trong nhiệt độ khoảng 2 độ C, đoàn biểu tình đã tuần hành qua các con phố tiến về quảng trường Romerberg, nơi có tòa thị chính của thành phố, đứng dọc theo tuyến phố trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc.
Nhiều tờ rơi cũng đã được phân phát cho những người đứng hai bên đường theo dõi cuộc biểu tình để họ có thể hiểu rõ hơn những hành động sai trái, bất chấp luật pháp và các chuẩn mực quốc tế của Trung Quốc hiện nay.Trước đó, những động thái mới của Trung Quốc ở Biển Đông đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ nhiều nước như Mỹ, Australia, Nhật Bản... Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Nhiều tờ rơi cũng đã được phân phát cho những người đứng hai bên đường theo dõi cuộc biểu tình để họ có thể hiểu rõ hơn những hành động sai trái, bất chấp luật pháp và các chuẩn mực quốc tế của Trung Quốc hiện nay. Trước đó, những động thái mới của Trung Quốc ở Biển Đông đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ nhiều nước như Mỹ, Australia, Nhật Bản... Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.


Theo VNE

Tin mới