Những người thợ mang nạng ở xưởng tre Trà Lân

Những người thợ mang nạng ở xưởng tre Trà Lân

(Baonghean.vn) - Trong ồn ào của máy cưa, máy bào, máy xẻ; trong ngổn ngang tre, mét ấy là những người thợ miệt mài theo từng đường bào, đường cắt để tạo nên những sản phẩm độc đáo từ tre. Và hình ảnh gây nhiều xúc cảm nhất là những đôi nạng được xếp gọn gàng bên cạnh chỗ ngồi của họ…
Xưởng sản xuất của Công ty TNHH tre Trà Lân ở xã Châu Khê (Con Cuông) có 6 lao động thường xuyên thì có đến 3 người bị khuyết tật vận động. Ảnh: Thanh Phúc
Xưởng sản xuất của Công ty TNHH tre Trà Lân ở xã Châu Khê (Con Cuông) có 6 lao động thường xuyên thì có đến 3 người bị khuyết tật vận động. Ảnh: Thanh Phúc
Họ bị khuyết 1 chân do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, việc di chuyển phụ thuộc vào đôi nạng. Ảnh: Thanh Phúc
Họ bị khuyết 1 chân do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, việc di chuyển phụ thuộc vào đôi nạng. Ảnh: Thanh Phúc
Sau một lần bị tai nạn giao thông, anh La Văn Thắng, người dân tộc Đan Lai ở bản Khe Nóng, xã Châu Khê phải cưa bỏ 1 chân để duy trì sự sống. Vốn chỉ quen với việc đặt bẫy, cầm nỏ săn bắn để mưu sinh, nên khi tiếp cận với nghề mộc, anh Thắng khá gian nan. “Người ta cố gắng 1, tôi phải cố gắng 10”, Thắng chia sẻ. Sự cố gắng bền bỉ đó đã giúp Thắng trở thành một thợ lành nghề, công nhân chính ở xưởng. Ảnh: Thanh Phúc
Sau một lần bị tai nạn giao thông, anh La Văn Thắng, người dân tộc Đan Lai ở bản Khe Nóng, xã Châu Khê phải cưa bỏ 1 chân để duy trì sự sống. Vốn chỉ quen với việc đặt bẫy, cầm nỏ săn bắn để mưu sinh, nên khi tiếp cận với nghề mộc, anh Thắng khá gian nan. “Người ta cố gắng 1, tôi phải cố gắng 10”, Thắng chia sẻ. Sự cố gắng bền bỉ đó đã giúp Thắng trở thành một thợ lành nghề, công nhân chính ở xưởng. Ảnh: Thanh Phúc
Trải qua nhiều biến cố, từng buông xuôi, phó mặc số phận, anh Nguyễn Văn Hùng ở bản Khe Choăng, xã Châu Khê đã tìm được niềm vui trong công việc. Những gốc tre xù xì qua bàn tay tài hoa và con mắt “nhà nghề” của anh đã “biến hình” thành những bộ ấm chén pha trà, cốc nước, bình cắm hoa… đẹp mắt, độc đáo. Ảnh: Thanh Phúc
Trải qua nhiều biến cố, từng buông xuôi, phó mặc số phận, anh Nguyễn Văn Hùng ở bản Khe Choăng, xã Châu Khê đã tìm được niềm vui trong công việc. Những gốc tre xù xì qua bàn tay tài hoa và con mắt “nhà nghề” của anh đã “biến hình” thành những bộ ấm chén pha trà, cốc nước, bình cắm hoa… đẹp mắt, độc đáo. Ảnh: Thanh Phúc
Làm đồ tre mỹ nghệ, ngoài sự khéo léo, tỉ mẩn, cẩn thận đòi hỏi óc sáng tạo, với người lành lặn đã khó thì với những người khuyết tật càng gian nan. Nhưng tình yêu nghề, khát khao sống có ích đã giúp họ vượt qua những trở ngại, trở thành những người thợ lành nghề. Ảnh: Thanh Phúc

Làm đồ tre mỹ nghệ, ngoài sự khéo léo, tỉ mẩn, cẩn thận đòi hỏi óc sáng tạo, với người lành lặn đã khó thì với những người khuyết tật càng gian nan. Nhưng tình yêu nghề, khát khao sống có ích đã giúp họ vượt qua những trở ngại, trở thành những người thợ lành nghề. Ảnh: Thanh Phúc

Có việc làm, có thu nhập ổn định không chỉ giúp những người tàn tật như anh Hùng, anh Thắng, anh Vinh trang trải cuộc sống mà còn giúp họ vượt qua mặc cảm số phận, vươn lên sống có ích. Ảnh: Thanh Phúc
Có việc làm, có thu nhập ổn định không chỉ giúp những người tàn tật như anh Hùng, anh Thắng, anh Vinh trang trải cuộc sống mà còn giúp họ vượt qua mặc cảm số phận, vươn lên sống có ích. Ảnh: Thanh Phúc
Những sản phẩm độc đáo, đầy nghệ thuật do những người thợ “đặc biệt” ở xưởng tre tạo nên. Ảnh: Thanh Phúc
Những sản phẩm độc đáo, đầy nghệ thuật do những người thợ “đặc biệt” ở xưởng tre tạo nên. Ảnh: Thanh Phúc
Nói về những người thợ đặc biệt trong xưởng sản xuất của mình, anh Thái Đăng Tiến (áo nâu) - Giám đốc Công ty TNHH Trà Lân Bamboo cho biết: “Họ là những người kém may mắn, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, do đó, tạo cho họ một việc làm để mưu sinh, giúp họ có “cần câu cơm” tôi thật sự rất vui”. Ảnh: Thanh Phúc
Nói về những người thợ đặc biệt trong xưởng sản xuất của mình, anh Thái Đăng Tiến (áo nâu) - Giám đốc Công ty TNHH Trà Lân Bamboo cho biết: “Họ là những người kém may mắn, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, do đó, tạo cho họ một việc làm để mưu sinh, giúp họ có “cần câu cơm” tôi thật sự rất vui”. Ảnh: Thanh Phúc

Tin mới