Phát triển kinh tế vườn hộ từ cây trồng bản địa tại Nghệ An

Phát triển kinh tế vườn hộ từ cây trồng bản địa tại Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với lợi thế đất vườn đồi rộng, nhiều hộ gia đình ở Nghệ An đã tận dụng để phát triển kinh tế vườn. Những mảnh vườn rộng cả nghìn mét vuông được cải tạo, quy hoạch và trồng các loại cây đặc sản bản địa theo hướng hàng hóa, mang lại thu nhập cả trăm triệu đồng/năm.

bna_chè.JPG
Gia đình ông Nguyễn Trọng Dung là một trong những điển hình về kinh tế vườn hộ ở huyện Thanh Chương. Trong đó, nguồn thu chủ lực là cây cau hàng hóa. Hiện trong vườn ông vẫn giữ các gốc cau lâu năm, trồng mới, nhân rộng thêm hàng trăm gốc cau khác. Dưới gốc cau, ông trồng xen tiêu sọ, chè... Ảnh: Thanh Phúc
bna_2.JPG
Với lợi thế vườn đồi rộng, gia đình ông Nguyễn Trọng Sơn ở xóm Yên Hòa, xã Thanh Hòa (Thanh Chương) đã cải tạo vườn tạp, quy hoạch thành từng ô, thửa với các phân khu khác nhau. Vòng ngoài, trên đất đồi dốc trồng keo và sắn; phía giữa trồng các loại cây đặc sản: Trám đen, hồng giòn, thanh long, đu đủ và dọc bờ ao, bờ rào, sát mép cổng trồng 300 gốc cau. Ảnh: Thanh Phúc
bna_bưởi thanh mỹ.JPG
Trong khi nhiều người dân đua nhau trồng bưởi đường, bưởi Diễn, bưởi da xanh thì nhiều hộ ở huyện Thanh Chương vẫn duy trì giống bưởi bản địa - bưởi Thanh Mỹ. Với đặc điểm quả tròn, vỏ màu vàng xanh, bưởi Thanh Mỹ ngọt thanh đậm, thơm và ráo múi rất được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Thanh Phúc
bna_trồng trám.jpg
Trám đen là cây đặc sản của huyện Thanh Chương. Những năm gần đây, giá trám quả tăng cao, dao động từ 80.000-140.000 đồng/kg, có những cây trám cho thu nhập cả chục triệu đồng/năm. Do đó, trong phát triển kinh tế vườn đồi ở huyện Thanh Chương, cây trám đen được duy trì, nhân rộng. Có những hộ trồng cả nghìn cây trám, cho thu nhập mỗi năm 300-400 triệu đồng. Ảnh: Thanh Phúc
bna_hồng.jpg
Các hộ gia đình ở xã Nam Anh, Nam Xuân, Nam Thanh (Nam Đàn) lại chọn giống hồng cậy – cây trồng lâu năm để phát triển kinh tế vườn. Hiện toàn huyện có khoảng 400 ha hồng cậy, hồng trứng, có những vườn hồng có tuổi đời cả trăm năm. Ảnh: Thanh Phúc
bna_Ổi làng Tràm 2.jpg
Gia đình bà Trương Thị Dung ở làng Tràm, xã Quỳnh Thạch (Quỳnh Lưu) trồng giống ổi làng bản địa. Dù quả ổi không to bằng những nơi khác nhưng đặc ruột, ngọt và thơm. Bà Trương Thị Dung cho biết: “Dân làng Tràm nhìn quả ổi là biết ổi làng mình trồng hay ổi nơi khác đem về. Vỏ quả ổi làng Tràm không xanh mướt mát mà thường có màu vàng, nhiều tàn nám; ruột cũng không trắng muốt mà hơi vàng, bổ ra thơm phức, ăn có vị ngọt thơm chứ không nhạt, cũng không ngọt khé. Ai đã một lần ăn ổi trồng ở làng Tràm sẽ có ấn tượng ngay”. Ảnh: Thanh Phúc
bna-ghép 3.jpg
Các loại cây ăn quả bản địa như: mít dai, mít mật, ổi đào… cũng được nhiều hộ gia đình chọn lựa, vừa phát huy gen quý, vừa có hiệu quả kinh tế cao khi được thị trường ưa chuộng. Ảnh: Thanh Phúc
bna_lá gai.JPG
Khi nghề làm bánh gai ở Đông Sơn (Đô Lương) phát triển mạnh, nhiều hộ lại cải tạo vườn để trồng cây lá gai nguyên liệu. Lá gai được thu hái, phơi khô, xay thành bột để bán cho các hộ làm nghề trong và ngoài huyện. Ảnh: Thanh Phúc
bna_ngô sinh khốiJPG.JPG
Ngoài ra, nắm bắt nhu cầu thị trường khi các trang trại chăn nuôi lớn cần có nhu cầu thức ăn xanh, nhiều hộ gia đình ở xã Quỳnh Vinh (Quỳnh Lưu) lại lựa chọn trồng ngô sinh khối để bán. Ảnh: Thanh Phúc
bna_ghép 4.jpg
Nhiều loại rau, củ, quả trồng hữu cơ cung ứng thực phẩm sạch cho người dân cũng được nhiều hộ phát huy. Ảnh: Thanh Phúc

Tin mới