Phụ nữ Nghệ An: Lan tỏa yêu thương và kỳ vọng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) -  Ngày 20/10 hàng năm được chọn là Ngày Phụ Nữ Việt Nam, đó là sự ghi nhận của đất nước với những người được Bác Hồ tặng 8 chữ vàng: “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”. Nhớ lời Bác dặn, thời gian qua, phụ nữ Nghệ An đã từng bước khẳng định giá trị của mình, góp phần quan trọng trong sự phát triển của tỉnh nhà. Trong những ngày tháng 10 ý nghĩa này, báo Nghệ An xin dẫn một số ý kiến tiêu biểu của các chị, các mẹ nhằm thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong thời đại mới.

Chị Trương Thị Lan – giáo viên Trường THPT Kỳ Sơn

Ảnh: Mỹ Hà

Ảnh: Mỹ Hà

Hiện nay, thế giới phát triển và mọi lĩnh vực đang thay đổi từng ngày. Chính vì thế, vai trò của người phụ nữ cũng đang được nâng cao. Bản thân mỗi người phụ nữ, trong đó có phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số cũng nhận thức được vai trò của phụ nữ và chính bản thân họ. Phụ nữ ở các vùng sâu, vùng xa cũng nhận thấy rằng biết làm đẹp cho bản thân thì chính là làm đẹp cho gia đình và cho xã hội. Tại huyện Kỳ Sơn chúng tôi, vào những ngày lễ như ngày 20/10, ngày 8/3, ngày Tết, ngày hội, chị em đã tự sắm sửa cho mình, hăng hái, nỗ lực tham gia các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động vui chơi. Từ đó cũng cho thấy nhận thức của phụ nữ ở các huyện miền núi đã có nhiều thay đổi.

Điều chúng tôi băn khoăn hiện nay đó là phụ nữ người dân tộc thiểu số, phụ nữ ở những vùng sâu vùng xa họ chưa có nhiều thời gian để dành cho bản thân và vẫn dành phần lớn thời gian để chăm sóc gia đình. Vì thế, thời gian tới cần phải tăng cường công tác tuyên truyền để phụ nữ nhận thức hơn nữa vai trò của mình trong xã hội.

Hiện nay, thế giới phát triển và mọi lĩnh vực đang thay đổi từng ngày. Chính vì thế, vai trò của người phụ nữ cũng đang được nâng cao. Bản thân mỗi người, trong đó có phụ nữ ở vùng dân tộc thiểu số cũng nhận thức được vai trò của chính bản thân họ. Phụ nữ ở các vùng sâu, vùng xa cũng thấy rằng nếu làm đẹp cho bản thân thì chính là làm đẹp cho gia đình và cho xã hội. Tại huyện Kỳ Sơn chúng tôi, vào những ngày lễ như ngày 20/10, ngày 8/3, ngày Tết, ngày hội, chị em đã tự sắm sửa cho mình, hăng hái, nỗ lực tham gia các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động vui chơi. Từ đó cũng cho thấy nhận thức của phụ nữ ở các huyện miền núi đã có nhiều thay đổi.

Điều chúng tôi băn khoăn hiện nay đó là phụ nữ người dân tộc thiểu số, phụ nữ ở những vùng sâu vùng xa họ chưa có nhiều thời gian để dành cho bản thân và vẫn dành phần lớn thời gian để chăm sóc gia đình. Vì thế, thời gian tới cần phải tăng cường công tác tuyên truyền để phụ nữ nhận thức hơn nữa vai trò của mình trong xã hội.

Làm đẹp cho bản thân và cho xã hội. (Chị Trương Thị Lan – giáo viên Trường THPT Kỳ Sơn) Clip: Mỹ Hà - Đình Tuyên

Em Vi Thị Khánh Linh (bản Vinh Tiến, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong)

Ảnh: Mỹ Hà

Ảnh: Mỹ Hà

Em lớn lên ở một huyện vùng sâu, vùng xa nên dù cuộc sống đã phát triển nhưng vẫn có những gia đình không muốn cho con gái đi học cao, chỉ muốn con gái sớm lấy chồng.

May mắn ở gia đình em việc học rất quan trọng và em quyết định xuống trường DTNT để học THPT vì em nghĩ rằng xuống đây em sẽ được hội nhập, phát triển và em muốn được học để được theo đuổi đam mê, theo đuổi ước mơ của mình. Sau này em có thể về quê hương, góp phần làm thay đổi quê hương ngày càng phát triển. Em muốn mọi người thấy rằng, dù xuất thân của trẻ em gái miền núi có nhiều khó khăn, dù mình sinh ra ở vùng sâu vùng xa nhưng nếu có nỗ lực, phấn đấu, nếu có sự quyết tâm thì chúng ta vẫn có thể đạt được ước mơ đã đề ra.

Để khẳng định bản thân, trong thời điểm hiện nay, em nghĩ mình có rất nhiều cơ hội. Đó là cố gắng học tốt, tham gia tích cực các phong trào ở nhà trường. Các thầy cô cũng luôn tạo điều kiện để chúng em có thể phát triển được tài năng của mình.

Học để thực hiện ước mơ và được cống hiến. (Em Vi Thị Khánh Linh - bản Vinh Tiến, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong)

Bà Nguyễn Thị Rạng (tổ trưởng tổ phụ nữ, tổ trưởng tổ phụ lão, khối 17, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh)

Ảnh: Đình Tuyên

Ảnh: Đình Tuyên

12 năm nay, chồng tôi đi xa, một mình tôi nuôi 4 con và đã trải qua rất nhiều khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, tôi luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình, của hai bên nội ngoại, của hội phụ nữ, của khối xóm để nuôi dạy các con nên người, trở thành người có ích cho xã hội.

Trong những năm qua, tôi cũng được các cấp ở khối xóm, ở phường tin tưởng và giao nhiều nhiệm vụ như làm quỹ, các công tác hội, làm công tác người cao tuổi. Việc tham gia các hoạt động giúp tôi lạc quan, vui vẻ và tôi nghĩ rằng mình phải phấn đấu vì các con, vì mọi người. Hiện nay, chúng tôi có rất nhiều hoạt động sôi nổi và xây dựng tổ thành một tổ dân phố xuất sắc. Nói là tuổi già nhưng dù đã 76 tuổi nhưng chúng tôi có rất nhiều niềm vui như đánh bóng chuyền hơi, đi tập dân vũ, đi xe đạp. Việc được góp phần đưa phong trào của khối đi lên tôi thấy sức khỏe tôi khỏe lên, tôi vui lắm.

Hạnh phúc vì góp phần đưa phong trào của khối, xóm đi lên. (Bà Nguyễn Thị Rạng (tổ trưởng tổ phụ nữ, tổ trưởng tổ phụ lão, khối 17, phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh). Clip: Đình Tuyên - Mỹ Hà

Chị Lê Thị Thùy (xóm 3 xã Hưng Nghĩa, huyện Hưng Nguyên) - Lan tỏa yêu thương từ những hoạt động vì cộng đồng, xã hội.

Ảnh: Đình Tuyên

Ảnh: Đình Tuyên

Ngày nay, phụ nữ ngày càng tự tin và làm chủ cuộc sống của mình. Không chỉ chăm lo cho cuộc sống của gia đình, bản thân, phụ nữ giờ đây còn tham gia triển khai hiệu quả nhiều hoạt động thiện nguyện hướng về cộng đồng, xã hội. Phương châm sống đó cũng là kim chỉ nam để tôi nỗ lực thực hiện trong thời gian qua.

Trong đó, hưởng ứng chương trình “ Mẹ đỡ đầu lan tỏa yêu thương” của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An, tôi đã nhận đỡ đầu một cháu mồ côi trên địa bàn xã. Thấu hiểu những thiếu thốn mà cháu phải gánh chịu, tôi đã cố gắng sẻ chia, đồng hành cùng với cháu trong cuộc sống và trong học tập. Mong muốn mình trở thành chỗ dựa để cháu đứng dậy sau mất mát và từng bước khôn lớn, trưởng thành.

Cùng với đó, trong thời gian toàn tỉnh nói chung, huyện Hưng Nguyên nói riêng phải gồng mình ứng phó với đại dịch Covid – 19, tôi đã cùng với các chị em phụ nữ trên địa bàn huyện thực hiện nhiều hoạt động thiết thực như nấu cơm phục vụ các bệnh nhân Covid – 19, các nhân viên y tế và người dân trong các khu cách ly tập trung. Cùng với đó, trong các phong trào ủng hộ người dân khắc phục hậu quả sau thiên tai, lũ lụt, tôi và chị em trên địa bàn cũng đã nỗ lực góp sức mình hướng về vùng lũ.

Chứng kiến niềm vui của những mảnh đời bất hạnh khi đón nhận những món quà hay sự quan tâm đến từ chị em phụ nữ, bản thân tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Và tự hứa với bản thân mình, sẽ lan tỏa lòng yêu thương ấy một cách rộng rãi hơn, thiết thực hơn trong thời gian tới.

Lan tỏa yêu thương từ những hoạt động vì cộng đồng, xã hội. (Chị Lê Thị Thùy - xóm 3 xã Hưng Nghĩa, huyện Hưng Nguyên) Clip: Đình Tuyên - Mỹ Hà

Tin mới