Siết chặt hoạt động kinh doanh đa cấp

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Trước thực trạng các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hoạt động lộn xộn thời gian qua, cơ quan chức năng đã có những động thái siết chặt quản lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Đặc biệt, đã có những quy định gỡ khó cho các địa phương trong quản lý các công ty đa cấp.

Lộn xộn kinh doanh đa cấp

Theo thống kê của Sở Công Thương Nghệ An, sau khi Công ty TNHH Siberian Health Quốc tế (với khoảng 8.000 người bán hàng ở Nghệ An) bị chấm dứt hoạt động, trên địa bàn tỉnh có 14 doanh nghiệp bán hàng đa cấp được phép hoạt động, với hơn 27.500 người tham gia. Trong đó, đông nhất vẫn là Công ty TNHH MTV Herbalife, với gần 12.000 người tham gia. Trong khi đó, cả nước có 20 doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp với tổng số người tham gia khoảng 725.000 người. Năm 2022, đã có 2 doanh nghiệp chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam là Công ty TNHH Siberian Health Quốc tế và Công ty TNHH Homeway Việt Nam.

Đó chỉ là những công ty đa cấp được cấp phép hoạt động; còn có nhiều doanh nghiệp lợi dụng mô hình bán hàng đa cấp, không nhằm mục đích chính để bán hàng hóa, khuyến khích người tham gia đây là một cách làm giàu từ kêu gọi đầu tư thông qua việc mua cổ phần, mua phân quyền kinh doanh, rồi huy động đầu tư tài chính, tiền ảo, ngoại hối, quyền chọn nhị phân, đầu tư dự án vùng nguyên liệu... Cùng đó là việc lợi dụng thương mại điện tử như mua sắm hoàn tiền, mạng xã hội, bán khóa học online… để trục lợi, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân gây ảnh hưởng đến cộng đồng xã hội đã bị các cơ quan chức năng điều tra, xử lý.

bna_da1.jpg
Hoạt động đa cấp ở Nghệ An thời gian khá lộn xộn. Ảnh: T.H

Theo lãnh đạo Sở Công Thương Nghệ An, nhóm đối tượng kinh doanh đa cấp không phép này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho xã hội, thậm chí có dấu hiệu phạm vi nhiều quy định khác nhau, do đó, việc xử lý các đối tượng đó cần phải có sự kết hợp với sức mạnh hơn nữa từ khác cơ quan liên quan, trong đó đặc biệt là cơ quan cảnh sát để nhập hệ thống và thông tin thập phân.

Trong khi đó, việc kiểm tra, giám sát về hoạt động bán hàng đa cấp tại Nghệ An vẫn gặp rất nhiều khó khăn do các doanh nghiệp bán hàng đa cấp không đặt trụ sở chính trên địa bàn tỉnh (tính đến cuối năm 2022 chỉ có 3/14 doanh nghiệp có văn phòng đại diện, chi nhánh hoạt động trên địa bàn Nghệ An). Đặc thù của hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp là địa điểm hoạt động linh hoạt, không cố định (người tham gia bán hàng đa cấp giao tiếp, gặp gỡ với khách hàng có thể tại nhà, tại nơi làm việc của khách hàng hoặc bất kỳ chỗ nào). Vì vậy, trường hợp các doanh nghiệp có đăng ký văn phòng đại diện, chi nhánh hoạt động tại địa phương thì công tác kiểm tra, giám sát cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp bán hàng đa cấp cũng vì thế thường rất khó khăn. Hệ thống tham gia bán hàng đa cấp thì rất lớn trong khi đó nhân lực của các cơ quan quản lý địa phương còn hạn chế, do đó việc triển khai kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm tại cơ sở chưa thực sự được đảm bảo. Các cơ quan chức năng cũng khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng hàng hóa do không có địa điểm hoạt động, không có kho hàng hóa; hoặc địa điểm hoạt động chỉ trưng bày một số vỏ nhãn hoặc hình ảnh giới thiệu hàng hóa.

Trước thực trạng đó, từ năm 2022, Sở Công Thương Nghệ An đã đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018: Bổ sung quy định cụ thể hơn đối với người đại diện tại địa phương của doanh nghiệp bán hàng đa cấp: Phải là người có kiến thức, được đào tạo cơ bản về bán hàng đa cấp để thay mặt được doanh nghiệp làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đó.

bna_da2.jpg
Một nhóm kinh doanh đa cấp không phép tại Nghệ An. Ảnh: T.H

Thêm nhiều quy định mới

Với những bất cập đó, Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 12/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Các quy định của thông tư sửa đổi sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 21/7/2023.

Những quy định mới đáng chú ý gồm: Thông tư bổ sung quy định về quy trình kiểm tra, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm tra và Quy trình cấp, thu hồi xác nhận kiến thức cho đầu mối tại địa phương. Tương tự như kiểm tra kiến thức về pháp luật bán hàng đa cấp tại Thông tư số 10/2018/TT-BCT; việc kiểm tra kiến thức cho đầu mối tại địa phương do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tổ chức hoặc ủy quyền bằng văn bản cho cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp tổ chức.

bna_da3.jpg
Hiện cả nước chỉ còn 20 công ty kinh doanh đa cấp được cấp phép hoạt động. Ảnh: T.H

Bài kiểm tra kiến thức có thể được thực hiện dưới hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm trong thời gian tối thiểu 60 phút. Tiêu chuẩn đánh giá đối với người tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp và tiêu chuẩn đánh giá đối với người tham gia kiểm tra kiến thức cho đầu mối tại địa phương theo thang điểm 100. Để có đủ điều kiện trở thành đào tạo viên của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia kiểm tra phải đạt từ 80 điểm trở lên đối với hình thức kiểm tra trắc nghiệm, 65 điểm trở lên đối với hình thức tự luận. Để có thể làm đầu mối tại địa phương của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham dự kiểm tra phải đạt từ 70 điểm trở lên đối với hình thức kiểm tra trắc nghiệm và 50 điểm trở lên đối với hình thức tự luận.

Các quy định bổ sung này nhằm nâng cao điều kiện đối với đầu mối liên hệ của doanh nghiệp tại địa phương. Theo đó, trường hợp doanh nghiệp không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hay địa điểm kinh doanh tại địa phương thì phải cử đầu mối liên hệ tại địa phương, và đầu mối này phải được đào tạo, trải qua kỳ kiểm tra kiến thức và được Bộ Công Thương cấp xác nhận kiến thức mới có thể làm đầu mối cho doanh nghiệp. Quy định này nhằm khắc phục tình trạng doanh nghiệp cử đầu mối mang tính chất đối phó, không hiểu biết pháp luật hay hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp tại địa phương, gây khó khăn cho công tác quản lý trên địa bàn.

bna_da4.jpg
Một cuộc hội thảo đa cấp tổ chức ở TP Vinh. Ảnh: T.H

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Trong đó, đáng chú ý là bổ sung các quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

Theo đó, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải đảm bảo tối thiểu 20% doanh thu bán hàng đa cấp trong một năm tài chính là doanh thu từ khách hàng không phải là người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không cung cấp thông tin về thực phẩm bằng hình thức sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế; không cung cấp thông tin về thực phẩm có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh.

Tin mới