Tăng cường kiểm toán nội bộ, giám sát hoạt động quỹ tín dụng nhân dân

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Thanh An tại hội nghị triển khai công tác Quỹ tín dụng nhân dân năm 2023.

Sáng 25/2, Ngân hàng nhà nước tỉnh Nghệ An phối hợp với Ngân hàng hợp tác xã chi nhánh Nghệ An tổ chức Hội nghị triển khai công tác quỹ tín dụng nhân dân năm 2023. Đồng chí Bùi Thanh An - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo. Cùng dự có đại diện các sở ,ngành liên quan, Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Bắc Trung bộ, và các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn.

Dư nợ cho vay đạt 8.212 tỷ đồng

Đến thời điểm 31/12/2022, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 59 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Nghệ An cấp phép thành lập và hoạt động trên địa bàn 16 huyện, thị xã, thành phố; trong đó 58/59 quỹ hoạt động theo mô hình liên xã, phường, thị trấn. Toàn tỉnh có 153 xã, phường, thị trấn có hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Quang An

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Quang An

Tổng nguồn vốn hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn là 9.466 tỷ đồng, bình quân đạt 160,4 tỷ đồng/quỹ. Tổng dư nợ cho vay của các Quỹ tín dụng nhân dân là 8.212 tỷ đồng, bình quân dư nợ cho vay đạt 139 tỷ đồng/quỹ. Chất lượng tín dụng của các Quỹ cơ bản đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn cho phép.

Hầu hết các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đều có tiền gửi tại Ngân hàng Hợp tác xã, tổng số dư tiền gửi là 959 tỷ đồng, chiếm 10% tổng tài sản, cho thấy công tác huy động vốn tại chỗ của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn là tương đối tốt. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên còn dư để gửi Ngân hàng Hợp tác xã, tạo điều kiện cho các Quỹ chủ động về thanh khoản và thể hiện uy tín ngày càng cao đối với thành viên và người dân trên địa bàn.

Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn kinh doanh đều có lợi nhuận, tổng số lợi nhuận của các Quỹ là 91,284 tỷ đồng.

10 Quỹ tín dụng nhân dân có thành tích tốt trong triển khai Ngân hàng số được khen thưởng. Ảnh: Quang An

10 Quỹ tín dụng nhân dân có thành tích tốt trong triển khai Ngân hàng số được khen thưởng. Ảnh: Quang An

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 14/59 Quỹ ký hợp đồng làm đại lý chi trả kiều hối cho Tổ chức tín dụng, được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Nghệ An chấp thuận nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, đa dạng hoá hoạt động của Quỹ. Số tiền chi trả ngoại tệ năm 2022 của 14 Quỹ đạt 60,655 tỷ đồng.

Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân luôn được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Nghệ An quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Qua thanh tra đã phát hiện ra các tồn tại, vi phạm, qua đó đã quy trách nhiệm cụ thể đối với từng tổ chức, cá nhân có sai phạm sau thanh tra và yêu cầu các Quỹ tiến hành xử lý sai phạm nghiêm túc và định kỳ báo cáo Thanh tra, giám sát cho đến khi thực hiện xong.

Bà Nguyễn Thị Thu Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Nghệ An phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quang An
Bà Nguyễn Thị Thu Thu - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Nghệ An phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quang An

Chú trọng kiểm toán nội bộ, kịp thời phát hiện, xử lý bất thường

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Thanh An đánh giá cao kết quả mà hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn đã đạt được trong năm 2022, bên cạnh việc góp phần hỗ trợ người dân, địa phương phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, hoạt động của mô hình Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn còn góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương, tính đến 31/12/2022 tổng số tiền các Quỹ đã nộp Ngân sách là 19,281 tỷ đồng. Hiện nay, không ít Quỹ có mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn nhiều so với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đáng chú ý, hoạt động của Quỹ còn giúp giải quyết việc làm trực tiếp cho 1.006 cán bộ là người dân địa phương, chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới, an sinh xã hội trên địa bàn.

Đồng chí Bùi Thanh An - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những thành quả của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn. Ảnh: Quang An

Đồng chí Bùi Thanh An - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những thành quả của các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn. Ảnh: Quang An

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và giải quyết những khó khăn trong hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ An tiếp tục tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân; Chỉ đạo các Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn xây dựng Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, đặc biệt là việc thực hiện các giải pháp để nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, công tác quản trị, điều hành, kiểm soát, kiểm toán nội bộ; kịp thời phát hiện và điều chỉnh phương án phù hợp với thực tiễn.

Đồng chí Bùi Thanh An cũng yêu cầu các quỹ tín dụng nhân dân tăng cường đào tạo về nghiệp vụ và chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, phát triển tổ chức Đảng, tổ chức công đoàn trong hệ thống. Ngân hàng nhà nước tăng cường vai trò quản lý, đặc biệt trong công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý những bất thường trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân.

Quỹ tín dụng nhân dân Hưng Đông - TP Vinh làm tốt công tác huy động vốn để đáp ứng kịp thời nguồn vốn vay cho các thành viên. Ảnh tư liệu BNA
Quỹ tín dụng nhân dân Hưng Đông - TP Vinh làm tốt công tác huy động vốn để đáp ứng kịp thời nguồn vốn vay cho các thành viên. Ảnh tư liệu BNA

Các sở, ngành tiếp tục hỗ trợ các Quỹ tín dụng nhân dân trong công tác thu hồi nợ, đăng kí giao dịch đảm bảo, hoàn thiện hồ sơ thuê đất xây dựng trụ sở, phối hợp điều tra, xét xử các vụ việc liên quan đến hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Chính quyền địa phương cấp huyện, xã, chủ động phối hợp với Ngân hàng nhà nước tăng cường giám sát, quản lý Quỹ tín dụng nhân dân, đặc biệt là quản lý nhà nước về cán bộ, nhân sự, kịp thời ngăn ngừa các vi phạm.

Tin mới