Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

bna-to-dan-luoi-4305.jpg
Nghề đan lưới lồng bắt đầu xuất hiện tại làng Trung Sơn từ những năm 2009. Người đưa nghề về làng là anh Hoàng Văn Hợi, hiện là chủ một doanh nghiệp chuyên sản xuất lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bằng nhựa HPDE. Ảnh: Thanh Phúc
bna-ong-than-5482.jpg
Ông Hoàng Văn Thân, chủ xưởng đan lưới lồng ở làng Trung Sơn cho biết: “Chúng tôi nhận đan, may lưới cho công ty sản xuất lồng bè đã gần 15 năm nay. Nghề này, kỹ thuật không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mẩn, cẩn thận trong từng đường may, mũi đan, nút thắt”. Ảnh: Hoài Thu
bna-luong-tuoi-9541.jpg
Cũng vì đặc thù đó, nên nghề đan lưới ở Trung Sơn phần lớn do phụ nữ đã trung tuổi đảm nhận. Bởi ở họ có sự cần mẫn, kiên nhẫn và tỉ mẩn trong công việc. Chị Lê Thị Khương, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ xóm Trung Sơn cho biết: “Hiện chúng tôi đã thành lập tổ đan lưới lồng Trung Sơn, gồm 20 thành viên là chị em từ 30 – 60 tuổi. Tuổi này đi làm ăn xa cũng khó, vào các công ty thì cũng đã quá tuổi nên nghề đan lưới lồng thực sự là “cứu cánh” cho chị em. Có nghề, có thu nhập, các phong trào, hoạt động của hội nhờ thế cũng sôi nổi hơn”. Ảnh: Thanh Phúc
bna-tien-cong-3647.jpg
Tiền lương của thợ đan lưới được trả theo công nhật, mỗi ngày 150.000 đồng/8 tiếng làm việc. Ngoài ra, nhiều người còn nhận lưới về nhà đan vào lúc rảnh rỗi. Tính ra, mỗi tháng cũng cho thu nhập 6-7 triệu đồng/người. Ảnh: Hoài Thu
bna-moi-nguoi-mot-cong-doan-148.jpg
Thợ đan lưới chủ yếu là phụ nữ trong làng Trung Sơn. Lúc cao điểm, khách đặt hàng nhiều thì huy động thợ từ Cửa Lò lên làm thời vụ, lao động làm lưới lên đến cả trăm người. Ảnh: Thanh Phúc
bna-cat-1034.jpg
Nguyên liệu lưới đan được nhập về từ Nhật Bản và được công ty chở đến tận xưởng. Từ những tấm lưới dài, rộng tuỳ theo kích thước đặt hàng của khách mà những người thợ sẽ đo độ dài (tính theo mắt lưới), cắt lưới ra thành những mảnh dài ngắn khác nhau. Ảnh: Hoài Thu
bna-chi-6562.jpg
Sau đó, từ những sợi chỉ và kim chuyên dụng này, người thợ sẽ kết lưới lại với nhau thành các khổ lưới theo kích thước đã định sẵn. Ảnh: Thanh Phúc
bna-ket-luoi-6357.jpg
Tiếp đến là may các tấm lưới lại thành một tấm lưới lồng hoàn chỉnh. Ảnh: Hoài Thu
bna-1-6555.jpg
Phần lưới lồng dùng để nuôi thuỷ sản, ngâm dưới nước sâu, nên khi may, ngoài kỹ thuật, tay nghề thì người thợ phải dùng lực để thắt các nút đan thật chặt, tạo độ bền cao. Ảnh: Thanh Phúc
bna-dan-tay-8300.jpg
Trong đó, khâu bện mắt lưới đòi hỏi sự công phu, tỉ mẩn. Bởi nếu căn không chuẩn thức ăn sẽ lọt ra, người nuôi tốn kém. Nếu dày quá, không thoáng thủy, hải sản sẽ chậm lớn, tích tụ chất thải. Ảnh: Hoài Thu
bna-ti-man-3485.jpg
Xác định thương hiệu của nghề đan lưới lồng là sự cẩn thận, mỗi người thợ luôn lấy uy tín, chất lượng làm đầu. Các công đoạn đan, bện được thực hiện bằng tất cả sự cẩn trọng, không làm gian dối. Ảnh: Thanh Phúc
bna-dan-qua-luoi-1759.jpg
Do đó, để đan một tấm lưới hoàn chỉnh mất khá nhiều thời gian. “Lưới nhỏ (4x4m) thì tổ mất khoảng 3 ngày; tấm lưới trung bình 4x8m thì mất khoảng 5 ngày và nếu đan tấm lớn 20x10m thì mất khoảng 30-35 ngày”, chị Hoàng Thị Thu, một thợ đan lưới cho biết. Ảnh: Thanh Phúc
bna-van-chuyen-4866.jpg
Lưới sau khi đan xong được tập kết tại một điểm và công ty sẽ đến thu gom, đưa về sản xuất lồng bè nuôi trồng thuỷ sản, xuất bán trong cả nước và xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á. Ảnh: Hoài Thu
Clip: Phúc - Thu

Tin mới