Tổ quốc và Mẹ

(Baonghean) - Từ đâu, trên đất nước ta, đã âm vang chữ “đồng bào” ? Có phải từ truyền thuyết bọc trứng của Mẹ Âu Cơ -  chúng ta sinh ra là anh em cùng một Mẹ? Tổ quốc và mẹ đã gắn bó với nhau từ xa xưa như vậy. 50 đứa con lên rừng, 50 đứa con xuống biển. Biển và rừng cùng chung nhịp đập của trái tim lớn, cùng chung huyết mạch của cội nguồn “đồng bào”.

Giữa Quảng trường Ba Đình, ngày 2/9/1945 hình ảnh người lãnh tụ đã rút ngắn lại khoảng cách thật gần gũi, bình dị và tự hào với mỗi người dân khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đọc tuyên ngôn khai sinh đất nước đã dừng lại hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không”. Hai tiếng “đồng bào” rất đỗi thiêng liêng đã được tôn vinh, sưởi ấm lòng người trong nắng thu Ba Đình lịch sử. Chỉ với hai chữ ấy, triệu trái tim như một đã đồng thanh đáp lại một lời. Phải vì lời nói ấm áp, trìu mến ấy, mà ta như thấy Bác Hồ: “Ôi người cha - Đôi mắt mẹ hiền sao”. (Tố Hữu). Đôi mắt ấy đã dõi theo suốt dặm dài đất nước, gửi yêu thương vào từng ngọn cỏ, nhành cây…

Trong bao nhiêu con sông của ta,  không ai không biết về sông Hồng - sông Cái - sông Mẹ của đất nước có những khúc chảy quặn thắt nhưng bừng lên sắc đỏ trĩu nặng của yêu thương và đồng vọng. Những con sông cũng luôn nhắc ta nhớ về hình ảnh của Mẹ. Mẹ chèo đò đưa bộ đội qua sông. Mẹ cất lên lời ca giữa nhịp chèo mái nhì, mái đẩy…

Giọt nước mắt của những cuộc chia tay trong chiến tranh gợi cho ta hình bóng mẹ già lồng trong hình Tổ quốc. Không có đất nước nào trên thế giới lại có dáng núi Vọng Phu của người vợ chờ chồng tạc vào mây trắng như ở đất nước Việt Nam ta. Cũng không có tượng đài nào vinh quang hơn Tượng đài Bà mẹ Anh hùng ở Quảng Nam, ở mảnh đất kiên trung những ngày đánh Mỹ, là  quê hương mẹ Thứ đã có 9 người con ra trận không về. Nước mắt đã chảy ngược vào lòng mẹ. Tổ quốc và mẹ đã hóa làm một. Hay Tổ quốc chính là lòng Mẹ, bao dung và rất đỗi kiên cường.

Có phải thế không, mà dù có đứng ở đâu trên trái đất này, ta cũng thầm gọi tên Tổ quốc bằng tất cả yêu thương, tự

N.N.P

Tin mới