Tôm sinh thái, thế mạnh mới trong chăn nuôi ven biển

Theo Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp, tỉnh Cà Mau đã xác định được 7 ngành hàng chủ lực để thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gồm: Tôm sinh thái; Cua biển sinh thái; Cá bổi U Minh; Lúa chất lượng cao; Lúa Organic; Chuối và cây Keo Lai.
Nuôi tôm xuất khẩu
Nuôi tôm xuất khẩu. Ảnh Đầu tư

Từ những ngành hàng chủ lực này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đề nghị các đơn vị trực thuộc Sở, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Cà Mau.

Tôm sinh thái là mặt hàng chủ lực

Xác định tôm sinh thái là 1 trong 7 mặt hàng chủ lực nằm trong Đề án tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh, nếu tính trên dưới 1,3 tỷ USD ngoại tệ thu về hàng năm từ xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng tôm, cho thấy nguồn lợi và tiềm năng của mặt hàng này còn rất lớn,  chính vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã tập trung xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm sinh thái Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, Tôm sinh thái ở Cà Mau hiện đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, cụ thể: tôm sinh thái gồm có: tôm - lúa và tôm - rừng. Hiện tại, toàn tỉnh có 51.000 ha tôm – lúa, tập trung ở các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và TP. Cà Mau. Năng suất tôm nuôi thấp, khoảng 300 – 350 kg/ha/vụ nuôi, sản lượng bình quân 14.338 kg/năm. Đối với tôm - rừng, toàn tỉnh có khoảng 60.000 ha, nuôi nhiều ở các huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân và Đầm Dơi; năng suất tôm nuôi khá thấp, chỉ khoảng 150 – 250 kg/ha/năm. Từ đó, cho thấy, hiệu quả của mô hình nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau đang gặp rất nhiều khó khăn, một phần do ảnh hưởng bởi thời tiết, một phần là do hầu hết chưa hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, phụ thuộc quá nhiều vào cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của các hộ dân còn rất hạn chế…

Theo Hiệp hội Chế biến thuỷ sản tỉnh Cà Mau: sản phẩm tôm sinh thái không chỉ hấp dẫn đối với người tiêu dùng trong nước mà còn là mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu vào các siêu thị lớn trên thế giới. Nhận thấy được điều đó, tỉnh Cà Mau đã xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm sinh thái Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, nhằm mục tiêu tổ chức lại sản xuất mô hình tôm - lúa và tôm - rừng theo chuỗi giá trị, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho các hộ dân; tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh và thân thiện với môi trường sinh thái.

Trước mắt, ngành nông nghiệp sẽ ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật; áp dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng; cải thiện môi trường sinh thái; thiết lập các chuỗi liên kết đầu vào, đầu ra; tiếp thị, quảng bá và mở rộng thị trường sản phẩm vào các siêu thị, nhà hàng, khách sạn trong nước và quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, Cà Mau có khoảng 80.000 ha diện tích nuôi tôm – rừng được chứng nhận quốc tế và có khoảng 51.000 ha nuôi tôm – lúa, hướng tới các tiêu chuẩn VietGap, ASC…

Dự kiến, tổng kinh phí thực hiện xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng tôm sinh thái của Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn 2030 gần 21 tỷ đồng.

Nhân rộng nuôi tôm nông hộ theo mô hình VietGap

Hiện nay, nhiều huyện trong tỉnh Cà Mau đã thành lập “ổ cộng đồng nuôi tôm công nghiệp” ở vùng nuôi an toàn sinh học, giảm thiểu rủi ro và chi phí, tăng thu nhập và giữ được hệ sinh thái môi trường vùng nuôi. Tính từ năm 2013 đến nay, Cà Mau đã triển khai dự án GAP tại 5 vùng nuôi tại các huyện: Đầm Dơi, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn và Ngọc Hiển, đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 17 tổ cộng đồng, với 981 hộ là thành viên, trên diện tích 1.512.81 ha. Nuôi tôm theo hình thức VietGap đã mở ra hướng mới cho nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững và từng bước tiến tới giải quyết các vấn đề về liên kết thị trường, truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm tác động của nuôi trồng thủy sản đến môi trường và xã hội.

Được biết, hiện nay đa số các thành viên trong tổ cộng đồng đều áp dụng quy trình nuôi tôm đảm bảo an toàn sinh học thông qua việc sử dụng cá rô phi và chế phẩm sinh học để xử lý môi trường, có ghi chép nhật ký nuôi tôm để tính lợi nhuận và rút kinh nghiệm cho vụ nuôi sau, nhiều hộ trước đây nuôi tôm không sử dụng Cá rô phi trong ao (cá sẽ ăn thức ăn thừa của tôm, vừa làm sạch ao nuôi, vừa tăng thêm nguồn thu nhập), làm tôm hay bệnh và chi phí tăng cao, sau khi áp dụng quy trình nuôi có sử dụng Cá rô phi, theo hướng an toàn sinh học thấy kết quả rất tốt và ít chi phí hơn so với trước, từ đó thu nhập được tăng lên. 

Nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau
Nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau

Theo Đầu tư

TIN LIÊN QUAN

Tin mới