Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

bna_1.JPG
Bản làng người Mông ở xã Tây Sơn nằm ở độ cao 1.400 mét so với mực nước biển. Khí hậu quanh năm mát mẻ phù hợp với nhiều loại cây trồng đặc trưng như đào, hồng, mận, lê rừng… Ảnh: Đào Thọ
bna_2.jpg
Vào những ngày đầu tháng 7/2023 đến nay, nhiều hộ dân đã lên vườn thu hái lê rừng để đem bán. Theo những người dân ở bản Huồi Giảng 2, năm nay lê rừng được mùa do khí hậu trên này có mưa và sương mù thường xuyên thuận lợi cho cây cối phát triển tốt. Ảnh: Đào Thọ
bna_3.jpg
Những cây lê rừng trĩu quả đang mùa chín mọng. Các già làng người Mông cho hay, cây lê rừng đã gắn bó với người Mông từ khi thành lập bản đến nay. Cây già chết đi cây con lại mọc lên, một số khác được người dân mang giống về trồng nên khắp bản đều có lê rừng. Ảnh: Đào Thọ
bna_4.jpg
Lê rừng trùm lên mái nhà truyền thống lợp bằng gỗ sa mu của người Mông. Ảnh: Đào Thọ
bna_5.jpg
Những thiếu nữ người Mông đi hái lê rừng. Ảnh: Đào Thọ
bna_6.jpg
Quả lê rừng có đặc điểm khi ăn vừa thanh mát lại có vị ngọt vừa tốt cho hệ tiêu hóa nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Theo anh Mùa Bá Vừ ở bản Huồi Giảng 3 thì người dân chủ yếu trồng lê rừng để ăn, khi người mua có nhu cầu mới đem bán. Chính vì vậy, việc trông chờ nguồn thu nhập từ quả lê rừng chẳng đáng là bao. Có thời điểm chỉ bán khoảng 7.000 đồng/kg. Ảnh: Đào Thọ
bna_7.jpeg
Lê rừng được thương lái thu mua đem bán tại thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn). Theo tìm hiểu của chúng tôi, mỗi kg lê rừng tại đây được bán với giá 20.000 đồng và thường xuyên được các thương lái ở miền xuôi lên thu gom. Ảnh: Đào Thọ

Tin mới